Hiển thị 1–28 của 82 kết quả

Van thủy lực | Địa chỉ bán các loại van thủy lực chính hãng

Van thủy lực là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Tùy vào chức năng cụ thể nên các hãng sẽ thiết kế mạch thủy lực trong van khác nhau. Tuy nhiên những van sử dụng phổ biến được tiêu chuẩn hóa theo chuẩn châu Âu. Hãy cùng tìm hiểu van thủy lực qua bài viết sau đây.

Van thủy lực

Van thủy lực (Hydraulic Valves) là gì?

Van thủy lực (hydraulic valves) là thiết bị cơ học giúp điều khiển chất lỏng thủy lực, áp suất, kiểm soát lực, momen và chuyển động của động cơ trong cả các dụng cụ thủy lực và hệ thống thủy lực.

Phổ biến là các loại van thủy lực bao gồm van điều hướng, áp suất và điều chỉnh lưu lượng chất lỏng thủy lực giúp hệ thống thủy lực được hoạt động trơn tru, kiểm soát và an toàn.

Van thủy lực có ưu điểm điểm lực của các thiết bị truyền động giúp quá trình đồng nhất trong việc kiểm soát lực tốt hơn. Hầu hết các hệ thống thủy lực hiện nay đều yêu cầu sử dụng van thủy lực. Số lượng van trên một hệ thống có thể là 1 hoặc nhiều loại khác nhau.

Với ứng dụng đơn giản có thể chỉ sử dụng van giảm áp bảo vệ máy bơm và thiết bị truyền động được lắp vào như một thiết bị đóng ngắt hệ thống. Ngược lại có hệ thống vô cùng phức tạp, được thiết kế sử dụng nhiều loại van với mỗi chức năng khác nhau. Ta có thể quan sát thấy chúng trên những van lắp trên đế, ví dụ như một van điều khiển hoạt động với van cân bằng áp, van an toàn, van một chiều, van giảm áp,… tất cả đều được sử dụng trên một mạch xi lanh duy nhất.

Van cũng được sử dụng để điều hướng dòng dầu thủy lực trong các ống dẫn và xi lanh. Để đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động đúng theo mục đích, người sử dụng cần lựa chọn đúng loại van thủy lực để đạt được hiệu suất tốt nhất cho công việc.

Van thủy lực là gì?

Van thủy lực có khả năng chịu lực 3000 psi trở lên vì vậy thiết bị cần được sản xuất bằng vật liệu từ thép và sắt mạnh, phải chịu được áp lực hoàn toàn nhưng vẫn hoạt động trơn tru, chính xác, không bị ngăn cản vì các áp lực quá cao bởi áp suất chất lỏng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van thủy lực

Mọi van van thủy lực điện từ đều được thiết kế để thực hiện các chức năng cơ bản như điều khiển và phân phối dòng dầu, cũng như áp suất trong hệ thống thủy lực, để đáp ứng mục đích cụ thể của người sử dụng.

Các van điều khiển thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý “cho” hoặc “không cho” dòng chất lỏng thủy lực đi qua. Cách thức xử lý dòng chất lỏng sẽ phụ thuộc vào cấu trúc cụ thể của từng loại van.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van thủy lực

Chức năng của van thủy lực

Van thủy lực thực hiện các chức năng chính:

– Kiểm soát tốc độ dòng chảy lưu lượng chất lỏng thủy lực

– Phân phối dòng chảy và điều hướng chất lỏng theo yêu cầu cụ thể

– Mở hoặc đóng cửa van để cung cấp hoặc ngăn chặn dòng dầu

– Điều chỉnh lượng dầu thông qua hoạt động mở đóng, điều chỉnh áp suất để đáp ứng tỷ lệ đã được thiết lập trước đó.

Chức năng của van thủy lực

Các loại van thủy lực phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại van thủy lực bởi nhu cầu sử dụng của khách hàng càng đa dạng. Thường được chia thành 3 nhóm chính: van điều khiển hướng thủy lực, van điều khiển dòng chảy và van điều khiển áp suất thủy lực.

Việc phân chia này sẽ tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với thiết bị cần tìm hiểu chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

Van điều khiển hướng – Directional Control Valves

Van điều khiển hướng hay van phân phối, là loại van thủy lực thông dụng nhất hiện nay, có nhiệm vụ chính là điều hướng kiểm soát chuyển động của dòng chảy thủy lực. Với các hoạt động như chuyển hướng, ngăn chặn, kiểm soát, hồi dầu vô cùng phức tạp và đa dạng.

Thiết bị được lắp thêm một đế (manifold) hoặc dạng van monoblock (các van kết nối liên tiếp nhau ứng dụng trong cơ giới). Cách sử dụng thường được áp dụng trong từng ngành khác nhau.

Van điều khiển hướng thường được mô tả theo số lượng hướng như 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều, 4 chiều, 5 chiều. Các hướng tương đương với số cổng làm việc, ví dụ một van có 4 hướng sẽ có các cổng sau: P (áp suất), T (tank) cổng hồi, A&B.

Vị trí bằng chức năng điều khiển ví dụ: một van đơn thủy lực có 4 chiều 3 vị trí hoặc đơn giản là van 4/3.

Có nhiều loại van điều hướng như: van 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều, van 2/2, van 3/2, van 4/2, van 4/3, van 5/2, van 5/3,…

Bạn có thể tham khảo các loại van cũng như cấu tạo chi tiết dưới đây:

Van 1 chiều thủy lực: Loại van đơn giản và được sử dụng nhiều nhất của dạng này là van 1 chiều thủy lực với chức năng chỉ cho dòng dầu thủy lực chảy theo một hướng duy nhất và ngăn chặn dầu chảy ngược lại về bơm. Do đó, thường lắp đặt trên ống dẫn dầu.

Van điều hướng - Directional Control Valves

Có hai loại van 1 chiều:

– Van 1 chiều dạng trượt: gồm trục đường ống dẫn vuông góc với trục đỡ của mặt đế. Phần trượt thường nằm trên đĩa đỡ, đảm bảo van lắp nằm ngang. Thường được lắp đặt trên đoạn ống dẫn đứng, có thêm lò xo để hỗ trợ phần tử kẹp chặt

– Van 1 chiều dạng cửa xoay: cấu trúc trụ của mặt đế đỡ luôn trùng với trục của ống dẫn. Khi không có dầu đến, mặt đế đỡ được đóng kín. Khi dầu đến, cửa xoay quanh trục để tạo ra khe hở để dầu chảy qua. Sau đó, cửa tự xoay về vị trí đóng dựa vào khối lượng của nó

Van 2/2

Thường được gọi van phân phối 2 cổng dùng cho hệ thống thủy lực đơn giản. Cấu tạo của van thủy lực 2/2 có 1 thân và 1 coil. Thân van gồm có 2 vị trí và 2 cửa van gồm có 1 cửa vào và 1 cửa xả. Ban đầu van ở trạng thái đóng, dầu không qua van và khi có điện năng tác động vào van, dầu đi vào cửa 1 và thoát ra cửa 2.

Van 3/2

Van thủy lực 3/2 có cấu trúc bao gồm 1 cổng vào, 1 cổng xả và 1 cổng làm việc, có thể ở 2 vị trí làm việc khác nhau, thường được sử dụng để kiểm soát xi lanh 1 chiều.

Ở trạng thái ban đầu cổng vào đóng, cổng xả và cổng làm việc được thông với nhau.

Khi không có điện được cấp, cổng vào của van sẽ đóng, cổ xả và cổ làm việc sẽ được kết nối với nhau.

Khi có điện được cấp, cổ vào mở ra và kết nối với cổ làm việc, trong khi cổ xả sẽ đóng lại.

Van 4/2:

Van thủy lực 4/2 có cấu trúc tương tự như van 3/2, tuy nhiên, điểm khác biệt là van bổ sung thêm một cổ làm việc, thường được sử dụng cho xi lanh đơn.

Van 4/3:

Van phân phối 4/3 được sử dụng để kiểm soát dòng chảy chất lỏng vào các khoang trái và phải của xi lanh. Cấu trúc bao gồm 4 cửa: 1 cửa vào, 2 cửa làm việc, 1 cửa xả và có 3 vị trí làm việc (trái, giữa, phải).

Ở trạng thái bình thường, khi không có nguồn điện, lò xo đẩy lõi van về vị trí giữa, đồng thời cửa xả đóng lại, làm cho xi lanh không thể hoạt động.

Khi được cấp điện, lõi van thay đổi vị trí, làm cho các cửa van nối thông với nhau tùy thuộc vào vị trí của van. Dầu thủy lực sau đó chảy qua các cửa đã được nối thông để nhập vào xi lanh. Khi chu trình hoàn tất, dầu sẽ chảy qua cửa xả để quay trở lại thùng dầu.

Van 5/2: Van thủy lực 5/2 gồm 5 cửa: 1 cửa vào, 2 cửa làm việc, và 2 cửa xả, cùng với 2 vị trí làm việc (trái, phải). Khi ở vị trí bên trái, dầu thủy lực sẽ được cấp vào khoang trái của xi lanh. Khi chu trình hoàn tất, khoang phải sẽ kết nối với cửa xả để dầu thoát ra ngoài. Quy trình này cũng được lặp lại khi van ở vị trí ngược lại.

Van 5/3: Van thủy lực 5/3 có cấu trúc và nguyên lý hoạt động tương tự như van 4/3 có 5 cửa bao gồm: 1 cửa vào, 2 cửa làm việc, 3 cửa vị trí làm việc trái, phải, giữa. Chức năng điều chỉnh trạng thái của xi lanh, bao gồm các trạng thái như đứng yên, lùi và tiến.

Các loại van điều khiển hướng có dạng monoblock được hoạt động độc lập bắt chung một đế, ứng dụng phổ biến trong các ngành cơ giới, hệ thống thủy lực công nghiệp. Ngày nay van cartridge cũng khá phổ biến trong ứng dụng cơ giới và công nghiệp. Thiết bị được lắp chung đế và có nhiều sản phẩm độc đáo cho phép tạo mức sáng tạo cao với sự kết hợp không giới hạn.

Van điều khiển áp suất – Pressure Controls Valves

Van điều khiển áp suất là nhóm van thủy lực có nhiệm vụ giữ ổn định áp suất hoặc hạ áp suất mà bơm thủy lực cấp đến hệ thống nằm trong mức quy định mà không làm mất đi hiệu suất phần còn lại của hệ thống.

Thông thường các van áp lực hoạt động dựa trên một đường dẫn nhỏ để đẩy đĩa đệm vào vị trí có lò xo có thể điều chỉnh, mặc dù van áp suất cũng có thể chỉ là bi và lò xo hoặc sử dụng ống.

Nguyên lý hoạt động rất đơn giản: một đường dẫn dầu nhỏ đẩy đĩa đệm tác động lên lò xo và khi áp lực từ hệ thống đủ mạnh để thắng lực của lò xo, van sẽ mở ra, cho phép dầu hồi về thùng để giảm áp suất.

Van giảm áp điều chỉnh áp suất tối đa cho toàn bộ hệ thống hoặc một mạch phụ của hệ thống và áp suất lò xo thấp nhất của hệ thống sẽ được mở ra trước. Hầu hết các van áp lực khác đều dựa vào viên bi hoặc một đường dẫn dầu nhỏ.

Các loại van tuần hoàn, van cân bằng, van thắng, v.v. đều có chức năng giảm áp và thường có thêm các tiện ích hoặc chức năng khác như kiểm tra dòng chảy ngược hoặc các hoạt động dẫn hướng được tích hợp.

Van giảm áp khác với các van chỉnh áp suất khác ở chỗ nó giới hạn áp lực của mạch xuống mức thấp, thay vì tăng áp lực được sử dụng trong các ứng dụng mà áp suất của các mạch riêng cần phải thấp hơn, mà không làm giảm hiệu suất của phần còn lại của hệ thống.

Chức năng điều khiển áp suất toàn bộ hệ thống thủy lực hoặc mạch phụ. Áp suất của lò xo thấp nhất được mở ra trước và hầu hết các van thường được dựa vào viên bi và một đường dẫn dầu nhỏ.

Gồm các loại van: van cân bằng thủy lực, van an toàn thủy lực, van tuần tự thủy lực, van giảm áp thủy lực.

Cụ thể như sau:

Van cân bằng thủy lực – Hydraulic counterbalance valve

Van có chức năng đảm nhận nhiệm vụ tạo ra áp suất nhằm cân bằng với tải trọng ảnh hưởng, giúp duy trì mạch trong tình trạng nghỉ mà không có sự chuyển động (do ảnh hưởng của trọng lượng).

Có hai loại chính là van cân bằng có điều khiển và van cân bằng thông thường.

Van điều khiển áp suất - Pressure Controls Valves

Van an toàn thủy lực – Hydraulic Safety Valve

Van thủy lực an toàn hay van tràn thủy lực hoặc van xả tràn đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống bằng cách giới hạn áp suất trong các thành phần mạch. Từ đó giúp ngăn chặn hệ thống thủy lực hoạt động quá tải đồng thời hỗ trợ người sử dụng đạt được hiệu suất mong muốn từ máy móc.

Van an toàn thủy lực - Hydraulic Safety Valve

Trong quá trình vận hành van thường đóng đóng lại. Chỉ khi áp suất đầu vào vượt quá mức quy định, đến mức hệ thống có thể chịu được, van dầu thủy lực mới mở ra để cho dầu tự chảy về thùng chứa. Nhờ đó van thủy lực này giúp giảm áp suất trong mạch hệ thống.

Van tuần tự thủy lực – Hydraulic Sequential Valve

Van tuần tự thủy lực có chức năng đặc biệt giúp hệ thống thủy lực hoạt động theo một trình tự trước sau nhất định được sắp xếp trước, người sử dụng có thể tự điều chỉnh áp suất trong mạch thủy lực. Trình tự này dựa trên cơ cấu tác động khi áp suất đạt mức nhất định đã được cài đặt.

Có các loại van như van tuần tự tác động gián tiếp, van tuần tự tác động trực tiếp.

Van tuần tự thủy lực - Hydraulic Sequential Valve

Cấu tạo bao gồm: cửa chất lỏng thủy lực vào, cửa chất lỏng thủy lực ra, vít điều chỉnh, lò xo, con trượt và bi trụ.

Van giảm áp thủy lực – Hydraulic pressure reducing valve

Với các hệ thống sử dụng chung một nguồn và có mạch phức tạp, đặc biệt là khi có sự khác biệt về áp suất yêu cầu với cùng 1 mạch chung, việc lắp đặt van giảm áp thủy lực là bắt buộc.

Được thiết kế để giảm áp lực trong hệ thống, duy trì áp suất đầu ra ổn định ở mức thấp hơn so với áp suất đã định mức, nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của từng mạch.

Van giảm áp thủy lực - Hydraulic pressure reducing valve

Van dỡ hàng thủy lực – Hydraulic Unloading Valves

Các van thủy lực này sẽ ngăn dòng chảy của bơm hoặc đưa nó trở lại bể chứa, đặc biệt là khi máy không hoạt động.

Van tiết lưu – Van điều khiển dòng chảy – Flow Control Valves

Van điều khiển dòng chảy hay van tiết lưu thủy lực (Flow Control Valves) với chức năng chính là hạn chế và điều chỉnh lưu lượng chất lỏng đi qua bằng cách này hoặc cách khác.

Van hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên tắc tăng hoặc giảm mức mở tại điểm được điều chỉnh bằng tay hoặc điện tử từ xa. Điều này giúp người sử dụng kiểm soát tốc độ thực thi của xi lanh và động cơ thủy lực.

Thiết bị thường chỉ là một van kim thủy lực, một sự hạn chế có thể thay đổi, được điều chỉnh bởi một ốc vít hoặc nút bấm giống như van áp suất từ đó sẽ hạn chế tiềm năng năng lượng tạo ra dòng chảy. Khi được lắp đặt cùng với van ngược dòng thường được gọi là van điều khiển dòng chảy.

Van điều khiển dòng chảy đôi khi có thể có nhiều cổng chẳng hạn như trong trường hợp điều khiển luồng ưu tiên, sản phẩm có thể cung cấp dòng chảy được kiểm soát, cố định đến một phần của mạch (đôi khi là phần chiết suất của một phần khác), miễn là dòng đầu vào đủ cao để đáp ứng nhu cầu ưu tiên của thiết bị.

Van điều khiển dòng chảy đôi khi sẽ có nhiều cổng (có thể điều khiển luồng ưu tiên). Van cung cấp dòng chảy có kiểm soát cố định một phần của mạch miễn là dòng chảy đầu vào đủ cao cho nhu cầu ưu tiên.

Van tiết lưu - Van điều chỉnh dòng chảy - Flow Control Valves

Các điều khiển dòng chảy được bù áp suất lý tưởng giúp van duy trì dòng chảy đã thiết lập bất kể sự biến động của áp suất. Bộ bù áp suất là loại van điều khiển dòng chảy có sẵn dưới dạng một bộ phận riêng lẻ, thường được thêm vào các van khác trong mạch để cung cấp độ chính xác về mức độ dòng chảy, chẳng hạn như với một van tỷ lệ.

Van tỷ lệ được coi là van lưu lượng và van điều khiển hướng, có khả năng đo cả dòng chảy và điều khiển hướng cho thiết bị. Van tỷ lệ sử dụng điều chỉnh xung điện để duy trì điện áp và dòng điện điều khiển.

Thay đổi dòng điện điều khiển sẽ điều chỉnh lực từ trường và khoảng cách của ống dẫn hoặc đường dầu nhỏ di chuyển trong thân van, từ đó thay đổi kích thước của lỗ mở cho chất lỏng, và giới hạn dòng chảy. Một điện trở biến đơn giản có thể được sử dụng để hạn chế dòng điện, nhưng không hiệu quả và không cung cấp các lợi ích như một bộ điều khiển PWM có thể thực hiện được.

Van cắm - Plug Valve

Ưu nhược điểm của van thủy lực

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của các dòng van thủy lực mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm của van thủy lực

Ưu điểm của van bi:

– Không yêu cầu việc bôi trơn và ít bảo trì

– Có tuổi thọ cao, ít bị hư hỏng cơ học ngay cả những mẫu làm từ nhựa cũng có chống ăn mòn tốt

– Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng

– Van dễ dàng sửa chữa khi gặp lỗi

– Với mô men xoắn thấp trên tay quay cung cấp tính năng kín chặt cho dòng chất.

Ưu điểm của van kim:

– Sử dụng như các loại van khác

– Kích thước thu rất nhỏ

– Điều chỉnh tốc độ dòng chảy chuẩn xác

– Có thể sử dụng tiết lưu dòng chảy

– Dễ dàng đóng

– Tổn thất áp suất thấp khi hạn chế dòng chảy của chất lỏng

Ưu điểm của van bướm:

– Tiết kiệm trọng lượng, không gian và chi phí so với van bi

– Ít bộ phận chuyển động, giảm phí bảo trì

– Không có túi hẹp để chất lỏng kẹt

– Van thủy lực này cung cấp điều tiết tốt hơn van bi

Ưu điểm của van giảm áp:

– Kháng xâm thực

– Không rung lắc khi trình vận hành

– Phản ứng nhanh

– Ít cần bảo trì

Ưu điểm của van xả:

– Van đóng chặt do áp suất thủy lực đóng kín

– Van mở nhanh

– Xây dựng vững chắc

– Có thể dùng như van áp suất và van an toàn chân không

Nhược điểm của van thủy lực

Nhược điểm của van bi:

– Hiện tượng kẹt là phổ biến khi dùng van bi để điều chỉnh chất lỏng sai. Trong một số trường hợp, chúng có thể làm mài mòn hoặc gây kẹt van.

– Khi được sử dụng để tiết lưu, đế van dễ bị ăn mòn. Do đó không khuyến nghị sử dụng van bi với mục đích tiết lưu.

Nhược điểm của van kim:

– Khó thấy vị trí mở hoặc đóng bằng việc quan sát tay cầm

– Đế van dễ hư hỏng do mô men xoắn quá mức để ngắt dòng chảy

Nhược điểm của van bướm:

– Yêu cầu vòng đệm đặc biệt để đảm bảo khả năng kín chặt.

– Yêu cầu mô men xoắn lớn để hoạt động

Bảng giá van thủy lực tốt chất lượng uy tín tại Thủy lực khí nén D&S

Giá thành của sản phẩm luôn là điều được khách hàng quan tâm khi tìm hiểu và lựa chọn sử dụng. Đây là thước đo đánh giá chất lượng của van tay thủy lực và có sự biến đổi do nhiều yếu tố như chi phí vận chuyển, chi phí vật liệu, thuế,…

Thủy lực khí nén D&S chuyên cung cấp các loại sản phẩm nhập khẩu chính hãng, chất lượng, với giá thành cạnh tranh, thời gian bảo hành đầy đủ.

Bạn có thể tham khảo bảng giá van thủy lực tại Thủy lực khí nén D&S chi tiết như sau:

STT Tên Sản Phẩm  Giá
1 VRDE G3/8 Chống Lún Bắt Ren 400.000đ
2 Van An Toàn R03T (Chỉnh áp) 450.000đ
3 Van Tay Thủy Lực 600.000đ
4 Van An Toàn Cửa A,B VBDC G1/2 620.000đ
 5 Van thủy lực 2 Chiều 650.000đ
6 Van Chống Lún 920.000đ
7 Van DSG 01-3C-A220V-50 650.000đ
8 Van Cân Bằng 1 Đầu VBCL G3/8 780.000đ
9 Van Chống Lún Bắt Bích VRDF G3/8 780.000đ
10 Van Điện Từ FG 5/2 2 Vị Trí 780.000đ
11 Van Cân Bằng 1 Đầu Bắt RE VBCL G1/2 810.000đ
12 Van Tuần Tự VS2C 880.000đ
13 Van Điều Áp Thủy Lực 880.000đ
14 Van Gạt Tay 40 Lít 2P40-FOT (2 Tay Gạt) 990.000đ
15 Van Chỉnh Áp Thủy Lực 1.050.000đ
16 Van Gạt Tay Châu Âu AMV 501-50 Lít 1.250.000đ
17 Van DSG 03-3C-D24-50 1.300.000đ
18 Van Gạt Tay Lò Xo ZT-L20-1T 1.300.000đ
19 Van Gạt Tay ZD-L20-1T (Ren G3/4) 1.330.000đ
20 Bộ Van Kích Xả EF 03-AC 220V 1.350.000đ
21 Van Gạt Tay Cố Định ZT-L20-1W 1.390.000đ
22 Van KS0-G 02-2BD-A220V 1.600.000đ
23 Van Áp BSG 03-2B3B-A220V-50 1.980.000đ
24 Van Gạt Tay 7P40 2.980.000đ
25 Van DWB 30 3.050.000đ

Đế lắp van thủy lực là gì?

Trong hệ thống, ngoài các thiết bị chính như van thủy lực đóng vai trò là cơ cấu chấp hành, chúng ta cũng cần nhắc đến các phụ kiện. Tiêu biểu trong số đó là đế van thủy lực. Mặc dù không đóng vai trò quan trọng hay là thiết bị thiết yếu, nhưng thiếu nó, hệ thống sẽ không ổn định và các van sẽ khó đạt hiệu suất cao.

Đế van thủy lực được sử dụng để đặt bố trí bơm thủy lực, van thủy lực và các thiết bị khác trên cùng một nền đế.

Chức năng là giữ cho các thiết bị thủy lực được cố định vững chắc, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của chúng. Có nhiều loại được sản xuất từ đa dạng vật liệu và có kích thước khác nhau, phụ thuộc vào số lượng thiết bị thủy lực mà đế cần hỗ trợ, có thể là 1, 2, 3 hoặc nhiều thiết bị.

Cấu tạo đế van thủy lực

Đế van có cấu tạo đơn giản hình dạng hộp chữ nhật, trên bề mặt có các lỗ để dầu đi qua và được khoan vít có độ sâu tiêu chuẩn và đúng kích thước. Đế van được làm từ các kim loại như: thép đồng, inox, thép mạ rất cứng cáp chắc chắn giúp van bền bỉ chống ăn mòn.

Tuy nhiên, trọng lượng của đế van khá nặng, đế càng lớn thì trọng lượng càng tăng và càng cồng kềnh. Vì vậy người mua cần cân nhắc để việc di chuyển và lắp đặt tại các vị trí khác nhau được thuận tiện.

Cần lưu ý đến các lỗ trên bề mặt van, độ sâu khi khoan phải đúng theo thiết kế. Vị trí tương quan của các lỗ phải được đảm bảo, tránh quá gần nhau hoặc bị đụng nhau.

Mỗi đế van thủy lực có kích thước và thông số riêng, phù hợp với một số loại van thủy lực khác nhau. Do đó, khi lựa chọn, khách hàng cần suy tính và cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy vào mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt, cũng như số lượng van lắp mà chọn đế sao cho phù hợp nhất.

Ứng dụng chủ yếu của đế van thủy lực là trong các hệ thống sản xuất, chế tạo, luyện kim, chế biến gỗ, lắp đặt sản xuất linh kiện, cũng như trong các loại máy như máy cẩu, máy dập, máy kéo, máy ép,…

Cách chọn van thủy lực chất lượng

Hệ thống thủy lực rất quan trọng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ sự cố và bảo vệ người lao động cũng như tránh hỏng hóc thiết bị.

Dưới đây là cách chọn lựa các loại van thủy lực phổ biến nhất:

– Xác định sản phẩm cần mua để đáp ứng đúng nhu cầu và mục đích sử dụng của hệ thống

– Xác định các thông số hệ thống thủy lực như loại dầu, áp suất làm việc, nhiệt độ, lưu lượng dầu, thông tin về bơm và xi lanh để chọn mua với các thông số phù hợp nhất

– Xác định kiểu điều khiển có thể là điều khiển bằng điện năng hoặc cơ năng, dựa vào quy mô của hệ thống

– Xác định áp suất làm việc và áp suất tối đa của van để chọn loại van đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

– Chọn kích thước phù hợp để đảm bảo lưu lượng chất lỏng đi qua hệ thống

– Tham khảo và mua van thủy lực từ các thương hiệu uy tín như Yuken, Propiston, Hystar, Chance, DLC, Seven Ocean, các địa chỉ cung cấp đáng tin cậy trên thị trường như D&S Việt Nam.

Cách chọn van thủy lực chất lượng

Thủy lực khí nén D&S – Địa chỉ cung cấp van thủy lực chất lượng

Van thủy lực là một phụ kiện rất phổ biến và có nhiều nhà sản xuất cũng như đại lý phân phối trên thị trường. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng.

Do đó, việc lựa chọn nơi mua hàng uy tín và đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo sự lâu bền và an toàn khi sử dụng. Thủy lực khí nén D&S là địa chỉ đáng tin cậy và uy tín trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm van thủy lực chính hãng.

Chúng tôi cam kết sản phẩm 100% chính hãng, được nhập khẩu trực tiếp, giá cả cạnh tranh nhất thị trường.

Thủy lực khí nén D&S - Địa chỉ cung cấp Van thủy lực chất lượng

Thủy lực khí nén D&S hiện đang phân phối nhiều loại sản phẩm thủy lực chất lượng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thiết bị thủy lực tại thị trường Việt Nam, chúng tôi tự hào cung cấp sản phẩm chất lượng cao và tư vấn cho khách hàng sự lựa chọn phù hợp nhất.

Hình ảnh sản phẩm van thủy lực tại Thủy Lực Khí Nén D&S

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Hình ảnh van thủy lực

Thủy lực khí nén D&S cam kết không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm kích lực trên thị trường. Chúng tôi đảm bảo cung cấp sản phẩm chính hãng với mức giá cạnh tranh và chế độ bảo hành dài hạn để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua van thủy lực hoặc các sản phẩm thủy lực khác, hãy liên hệ với Thủy lực khí nén D&S để nhận được sự tư vấn chính xác và lựa chọn sản phẩm chất lượng.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Kỹ thuật D&S Việt Nam

Địa chỉ: Số 4 ngõ 283 Phố Yên Duyên – Phường Yên Sở – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội

Trụ sở công ty: Thôn Lâm Hộ, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0979 436 075

Email: thuykhidiends@gmail.com

Lưu ý khi sử dụng van thủy lực

Khi sử dụng van thủy lực cần lưu ý một số điều sau đây giúp thiết bị hoạt động ổn định và lâu bền:

Giữ dầu luôn mát: Việc làm mát liên tục giúp duy trì nhiệt độ ổn định, ngăn ngừa oxy hóa và sự biến chất của dầu.

Tránh nhiễm bẩn: Hãy cẩn thận để đất, cát, hoặc các hạt kim loại không rơi vào dầu, vì chúng có thể gây trầy xước trục và các chi tiết làm kín, dẫn đến ăn mòn và hỏng hóc van.

Bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ và hiệu suất của van thủy lực.

Sử dụng dầu chất lượng: Chọn dầu chất lượng cao, ít tạp chất để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn.

650.000
700.000
650.000
810.000
600.000
600.000
1.050.000
920.000
1.050.000
-94%
500.000
880.000
800.000
230.000
2.380.000
2.450.000
900.000
760.000
320.000
490.000
650.000
650.000
450.000