Bơm Thủy Lực – Thủy Lực Khí Nén D&S
Bơm thủy lực là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống thủy lực làm việc bằng dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực.
Bơm thủy lực là gì?
Bơm thủy lực có tên tiếng anh Hydraulic Pumps là thiết bị cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực. Cơ chế hoạt động của bơm dựa trên nguyên lý hút dầu từ thùng chứa, sau đó tạo áp suất cao để đẩy chất lỏng qua các ống dẫn, cung cấp cho các bộ phận như xi lanh, bộ lọc, van thủy lực… giúp hệ thống vận hành trơn tru.
Công suất của thiết bị được xác định dựa trên lưu lượng chất lỏng cung cấp và áp suất hoạt động của hệ thống. Quá trình truyền động của bơm được điều chỉnh thông qua van điều khiển và hệ thống ống dẫn, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
Hiện nay, bơm thủy lực được sản xuất với nhiều mức áp suất làm việc khác nhau, dao động từ 700 bar đến 10.000 Psi. Nhờ thiết kế linh hoạt, thiết bị có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí và kết hợp với các hệ thống thủy lực khác. Bơm có khả năng cung cấp dầu cho cả xi lanh đơn và xi lanh kép, đáp ứng nhiều kích thước đường kính cũng như hành trình làm việc. Tùy theo nhu cầu sử dụng, một hệ thống thủy lực có thể trang bị một hoặc nhiều bơm để đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu.
Các loại bơm thủy lực phổ biến
Để thuận tiện cho việc lựa chọn bơm thủy lực chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên đặc điểm cấu tạo, hãng sản xuất và áp suất,…
Bơm thủy lực bánh răng
Bơm thủy lực bánh răng (Gear Pump) hay bơm nhông sử dụng hai bánh răng ăn khớp với nhau, khi một bánh răng chuyển động sẽ kéo theo một bánh răng khác.
Bơm thủy lực bánh răng được chia làm hai loại chính là bơm bánh răng ăn khớp trong và bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Thiết bị được sử dụng trong nhiều hệ thống bởi khả năng hoạt động trong thời gian dài mà không cần phải bảo dưỡng hay sửa chữa.
Ưu điểm
Bơm bánh răng thủy lực có thiết kế đơn giản, dễ vận hành và bảo trì trong suốt quá trình sử dụng. Đây là lựa chọn phù hợp cho các ngành sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, bơm nhông được ứng dụng rộng rãi trong các xưởng sửa chữa xe nâng nhờ cấu tạo từ vật liệu chất lượng cao, cùng khả năng kết nối linh hoạt với các thiết bị khác trong hệ thống.
Nhược điểm
Trong quá trình vận hành, bơm bánh răng có xu hướng hao mòn nhanh, làm giảm hiệu suất hoạt động. Thiết bị không thể hoạt động trong điều kiện khô và không có khả năng xử lý chất rắn lơ lửng hoặc chất mài mòn. Ngoài ra, bơm bánh răng có giới hạn về áp suất, thường chỉ đạt mức dưới 200 bar, khiến hiệu suất tổng thể không cao so với các loại bơm thủy lực khác.
Bơm thủy lực cánh gạt
Bơm thủy lực cánh gạt (Vane Pumps) hay bơm lá được sử dụng để lắp đặt vào hệ thống, thiết bị thủy lực được ưa chuộng nhất hiện nay, thiết bị có hiệu suất làm việc cao, vận hành êm, lưu lượng đều đặn, dễ dàng tháo lắp và bảo dưỡng phù hợp với mọi thiết bị bơm dầu thủy lực.
Ưu điểm
Bơm có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và di chuyển đến vị trí cần sử dụng, giúp nâng cao tính linh hoạt trong các hệ thống thủy lực.
Dòng bơm này có độ bền cao, tuổi thọ dài ngay cả khi phải vận hành liên tục. Bơm hoạt động ổn định trong dải áp suất trung bình từ 160 – 200 bar và được tích hợp với các bộ phận khác của hệ thống để đảm bảo hiệu suất đầu ra tối ưu.
Nhược điểm
Tốc độ quay của bơm phụ thuộc vào khoảng cách lệch tâm giữa vỏ bơm và rotor, cũng như công suất vòng quay có thể điều chỉnh. Để tạo lực hút và đẩy hiệu quả, bơm phải được cung cấp dòng chất lỏng phù hợp trong hệ thống thủy lực, đảm bảo chuyển động quay diễn ra trơn tru.
Bơm thủy lực trục vít
Bơm thủy lực trục vít được cấu tạo từ trục vít và được đặt trong một vỏ bơm vận hành khá êm ái, kích cỡ nhỏ gọn, ít tiếng ồn, độ gợn dung lượng nhỏ, hiệu quả bơm cao có sử dụng góc nghiêng lớn hơn với con số bánh răng ăn khớp ngoài ít hơn.
Ưu điểm
Bơm thủy lực trục vít có khả năng điều chỉnh lưu lượng linh hoạt, giúp dễ dàng kiểm soát dòng chảy chất lỏng cũng như thay đổi công suất truyền động theo nhu cầu sử dụng.
Dòng chảy của chất lỏng trong bơm được truyền theo hướng tuyến tính, đảm bảo đầu ra ổn định khi vận hành. Ngoài ra, loại bơm này hoạt động êm ái, ít tiếng ồn và duy trì công suất ổn định trong suốt quá trình làm việc.
Nhược điểm
So với các loại bơm khác, bơm trục vít có thiết kế và cấu tạo phức tạp hơn, yêu cầu độ chính xác cao trong chế tạo để đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận. Chi phí bảo trì, thay thế linh kiện khá lớn do cần tháo lắp thường xuyên. Nếu không được kiểm soát tốt, công suất truyền động có thể bị ảnh hưởng do áp lực dòng chảy quá tải.
Bơm thủy lực piston
Bơm thủy lực Piston là loại bơm hoạt động với áp suất cao, được sử dụng cho những công việc nặng nhọc và khả năng đòi hỏi lưu lượng bơm sử dụng cao có vai trò có hoạt động hút và đẩy chất lỏng lưu lượng lớn, giúp hệ thống làm việc trơn chu, hạn chế việc thất thoát lưu lượng.
Ưu điểm
Nhờ bề mặt hoạt động là mặt trụ, bơm thủy lực piston hướng trục có khả năng chịu áp suất cao và lưu lượng lớn, giúp thiết bị vận hành hiệu quả trong các hệ thống máy móc yêu cầu áp suất có thể thay đổi linh hoạt nên có tên gọi khác là bơm áp suất cao.
Nhược điểm
Bơm piston hướng trục có chi phí vận hành và bảo trì tương đối cao. Thiết kế khá cồng kềnh và trọng lượng nặng khiến việc di chuyển và lắp đặt trở nên khó khăn. Tuy nhiên, trong các hệ thống bơm cơ khí, khi được lắp ráp đúng tiêu chuẩn, thiết bị vẫn đảm bảo hiệu suất cao mà không gây cản trở quá trình vận hành.
Bơm thủy lực mini
Bơm thủy lực mini là thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng chỉ từ vài kg đến vài chục kg, thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu kích thước tối giản. Dòng bơm này được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành dịch vụ kết hợp với bơm dầu thủy lực để tối ưu hiệu suất làm việc.
Ưu điểm
Thiết kế nhỏ gọn giúp dễ dàng di chuyển và thao tác khi làm việc. Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều ngành sản xuất quy mô nhỏ. Động cơ vận hành ổn định, đảm bảo hiệu suất truyền động tốt và duy trì công suất hoạt động của xi lanh.
Nhược điểm
Chỉ phù hợp với một số ngành cụ thể yêu cầu thiết bị bơm kích thước nhỏ. Khả năng tăng áp suất của bơm có giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu suất trong một số ứng dụng công nghiệp lớn. Cấu tạo của bơm có những đặc điểm riêng biệt, cần được tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng
Bơm thủy lực Ram
Bơm thủy lực Ram là thiết bị sử dụng năng lượng từ dòng nước chảy hoặc rơi tự nhiên để tạo áp suất, giúp đưa nước lên cao hơn so với mực nước ban đầu. Hoạt động theo nguyên lý tuần hoàn, loại bơm này không cần sử dụng điện hoặc nhiên liệu, giúp tiết kiệm năng lượng và tối ưu chi phí vận hành. Bơm Ram được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước, nông nghiệp, xử lý nước thải và công nghiệp.
Ưu điểm
Không cần điện hoặc nhiên liệu, giúp giảm chi phí vận hành và bảo vệ môi trường. Thiết kế đơn giản với ít bộ phận chuyển động, dễ lắp đặt và bảo trì. Khả năng hoạt động liên tục, phù hợp với những khu vực có dòng nước tự nhiên. Giải pháp hiệu quả cho các vùng nông thôn hoặc nơi nguồn năng lượng còn hạn chế.
Nhược điểm
Chỉ một phần nhỏ nước (khoảng 10%) có thể được đẩy lên vị trí mong muốn, gây lãng phí một lượng nước nhất định. Hiệu suất phụ thuộc vào điều kiện địa hình, lưu lượng nước và tốc độ rơi của dòng chảy. Không phù hợp với những khu vực không có nguồn nước chảy hoặc có lưu lượng nước thấp.
Bơm thủy lực điện
Bơm thủy lực điện là thiết bị sử dụng năng lượng điện để tạo ra áp suất, giúp truyền chất lỏng thủy lực từ bể chứa đến các bộ phận chấp hành như xi lanh hoặc mô tơ thủy lực. Đây là một thành phần quan trọng trong nhiều hệ thống máy móc công nghiệp, hỗ trợ vận hành thiết bị nặng như thang máy, máy xúc và các hệ thống cơ khí khác.
Ưu điểm
Hiệu suất cao, cung cấp áp suất ổn định giúp hệ thống vận hành mượt mà. Tự động hóa dễ dàng, có thể tích hợp với hệ thống điều khiển để tăng độ chính xác. Hoạt động mạnh mẽ, khả năng truyền tải công suất lớn phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp. Độ bền cao, thiết kế chắc chắn, chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Nhược điểm
Phụ thuộc vào nguồn điện, không thể hoạt động khi mất điện và cần nguồn cấp ổn định. Chi phí đầu tư ban đầu cao so với các loại bơm khác. Bảo trì yêu cầu chuyên môn, cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Bơm tay thủy lực
Bơm tay thủy lực là thiết bị sử dụng lực cơ học từ thao tác thủ công, chẳng hạn như cần gạt hoặc tay cầm, để tạo ra áp suất giúp truyền chất lỏng trong hệ thống thủy lực. Loại bơm này thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bơm nước, kiểm tra áp suất đến vận hành xi lanh thủy lực và các thiết bị cơ khí khác. Nhờ thiết kế đơn giản, bơm tay thủy lực vẫn giữ vai trò quan trọng trong công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong các tình huống cần nguồn áp suất độc lập hoặc không có điện.
Ưu điểm
Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng mà không cần nguồn điện hoặc động cơ hỗ trợ. Tính linh hoạt cao, có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng như kiểm tra áp suất, điều khiển hệ thống thủy lực và bơm nước. Độ bền tốt, thiết kế chắc chắn giúp bơm hoạt động ổn định trong thời gian dài. Dễ bảo trì và sửa chữa, không yêu cầu kỹ thuật cao để vận hành và bảo dưỡng.
Nhược điểm
Yêu cầu sức lao động thủ công, có thể gây mất sức khi sử dụng trong thời gian dài hoặc với hệ thống có áp suất cao. Hiệu suất hạn chế, không phù hợp với các ứng dụng cần áp suất lớn hoặc lưu lượng cao. Tốc độ bơm chậm hơn so với các loại bơm thủy lực chạy bằng điện hoặc khí nén.
Bơm ly hợp thủy lực
Bơm ly hợp thủy lực là hệ thống kết hợp giữa bơm và bộ ly hợp, giúp tạo áp suất để điều khiển quá trình kết nối hoặc ngắt ly hợp được thiết kế để truyền động giữa hai trục, giúp chúng quay đồng tốc khi liên kết hoặc hoạt động độc lập ở tốc độ khác nhau khi cần điều chỉnh tốc độ hoặc chuyển số.
Cấu tạo bơm thủy lực
Bơm thủy lực được cấu tạo bởi những bộ phận chính như:
– Vỏ bơm: Là phần bao bọc bên ngoài, tạo thành một không gian kín để chứa dầu và các bộ phận chuyển động bên trong dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong bơm.
– Đường cấp dầu vào: Là ống dẫn dầu từ bể chứa vào bơm, cung cấp dầu để bơm tạo áp suất.
– Đường dầu ra: Là ống dẫn dầu từ bơm đến các thiết bị thủy lực khác, tạo ra lực đẩy hoặc kéo.
– Phớt: Là các vòng đệm kín, ngăn không cho dầu rò rỉ ra ngoài và ngăn không cho không khí lọt vào bên trong bơm.
– Cánh gạt, bánh răng hoặc piston: Đây là các bộ phận chuyển động chính, tạo ra áp suất dầu, tùy thuộc vào loại bơm mà chúng có cấu tạo và cách hoạt động khác nhau.
Nguyên lý hoạt động bơm thủy lực
Hầu hết các thiết bị thủy lực cũng như bơm thủy lực đều có nguyên lý hoạt động giống nhau, dựa trên một nguyên lý chung. Tuy vậy, mỗi một loại sẽ có những cấu tạo khác nhau nên sẽ có nguyên lý hoạt động riêng.
Bơm thủy lực sẽ thực hiện hai chức năng sau:
– Bộ phận đầu bơm được dẫn động bởi động cơ điện, tạo ra dòng chất lỏng nhờ vào cơ chế thay đổi thể tích. Máy bơm dầu thủy lực sẽ chuyển đổi năng lượng cơ học thành lưu lượng chất lỏng, đưa qua các thiết bị điều khiển như van tiết lưu, van phân phối, van giảm áp trước khi đến các bộ phận như động cơ, kích hay xi lanh thủy lực để thực hiện chức năng sinh công.
– Lực tác động cơ học sẽ tác động hình thành nên chân không từ bên ngoài vào máy bơm sẽ hình thành nên chân không ở cửa vào của máy. Áp suất sẽ tạo lực đẩy để đưa dầu, nhớt hay chất lỏng thủy lực từ bể chứa đến bơm.
– Sau đó, chất lỏng này sẽ theo ống dẫn từ đường vào của bơm dưới tác động của lực cơ học, tạo lực đẩy đi vào hệ thống thủy lực.
Công suất bơm thủy lực được xác định dễ dàng qua áp suất vận hành và và dòng chảy cung cấp bởi bơm. Tuy nhiên, bơm tạo ra dòng chảy của dầu, chất lỏng, bơm không tạo ra áp suất.
Nếu áp suất đầu ra của bơm bằng 0 thì bơm không được đấu nối với hệ thống bởi vì bơm tạo ra dòng chảy cần thiết để tăng áp suất lên và nó chống lại lưu lượng của chất lỏng trong hệ thống.
Ưu nhược điểm của bơm thủy lực
Dưới đây là những ưu, nhược điểm của sản phẩm bơm thủy lực:
– Khả năng truyền động được với công suất cao và lực lớn đến các thiết bị hoạt động nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, vận hành với độ tin cậy cao nhưng lại không yêu cầu nhiều về thời gian chăm sóc, bảo dưỡng.
– Có thể điều chỉnh được vận tốc, vô cấp và đảo chiều chính xác và nhanh chóng. Người vận hành hệ thống dễ thực hiện tự động hoá theo điều kiện làm việc hoặc theo chương trình cài đặt có sẵn.
– Mô men khởi động của hệ thống lớn, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không bị lệ thuộc nhau nên có khả năng vận hành độc lập.
– So với các hệ thống truyền động khác, hệ thống thủy lực thường có kích thước nhỏ gọn hơn.
– Có thể giảm khối lượng và kích thước bằng cách chọn áp suất thủy lực cao.
– Nhờ quán tính nhỏ trong thiết bị bơm, motor mà người dùng có thể an tâm sử dụng thiết bị ở vận tốc cao mà không phải lo lắng đến vấn đề va đập, giống như trong cơ khí và điện.
– Dễ phòng ngừa được sự quá tải nhờ việc lắp đặt van an toàn.
– Có thể kiểm soát áp suất dễ dàng, kể cả những hệ thống nhiều mạch, phức tạp thông qua các đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp.
Nhược điểm
– Sau một thời gian sử dụng sự ma sát trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử sẽ làm ảnh hưởng và dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống, đồng thời làm hạn chế phạm vi sử dụng.
– Hệ thống thủy lực hoạt động dẫn đến phụ tải thay đổi làm thay đổi vận tốc. Dẫn đến không thể giữ nguyên vận tốc do tính nén của chất lỏng và tính đàn hồi của ống dẫn.
– Khi mới khởi động, nhiệt độ của hệ thống sẽ không ổn định, vận tốc làm việc thay đổi dẫn đến độ nhớt của chất lỏng đã thay đổi.
– Khi hệ thống bị vỡ hoặc rò rỉ dầu sẽ gây ô nhiễm đến môi trường và lãng phí.
Ứng dụng bơm thủy lực
Trong lĩnh vực công nghiệp và cơ khí, bơm thủy lực đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất, giúp giảm bớt sức lao động, tối ưu hóa nhân công và nâng cao hiệu suất làm việc. Từ những năm 1930, các nhà máy và xưởng sản xuất đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng máy bơm thủy lực vào quy trình vận hành. Theo thời gian, thiết bị này ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hiện nay, các loại bơm thủy lực như piston, cánh gạt hay bánh răng được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống sản xuất và thiết bị công nghiệp. Chúng góp mặt trong các loại máy như máy ép, máy nghiền, máy đột lỗ thủy lực, máy xử lý vật liệu, máy uốn thủy lực… Ngoài ra, bơm thủy lực cũng được ứng dụng trong các thiết bị vận chuyển và nâng hạ như thang hàng, xe nâng, băng tải, cẩu trục…
– Vận hành các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy cắt… giúp thực hiện các thao tác gia công chính xác.
– Dùng trong các máy móc xây dựng như máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông đều sử dụng bơm thủy lực để vận hành các bộ phận như gầu xúc, tay gắp, bánh xích…
– Sử dụng chủ yếu cho các thiết bị, máy móc công nghiệp tự động, dây chuyền sản xuất, các loại máy trộn sơn, máy cắt,…
– Sử dụng trong hệ thống điều khiển cánh, bánh lái và trong một số thiết bị y tế như bàn phẫu thuật, máy chụp X-quang…
– Đối với các bơm thủy lực loại nhỏ, mini thường được lắp vào cánh tay robot sử dụng trong ngành lắp ráp máy móc, linh kiện, dệt may…
– Bơm thủy lực công nghiệp còn được lắp cho các bộ nguồn phục vụ vận tải hàng hóa, khai thác khoáng sản, xây dựng công trình, xử lý rác thải hay trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện…
Bảng giá bơm thủy lực mới nhất hiện nay tại thủy lực khí nén D&S
Tuy nhiên để lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, chất lượng và đảm bảo chắc hẳn là điều băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Trong đó, thủy lực khí nén D&S là một trong những thương hiệu cung cấp mặt hàng bơm thủy lực chính hãng với giá thành tốt nhất thị trường.
Giá thiết bị bơm thủy lực sẽ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của khách hàng về thông số kỹ thuật, số lượng, thời gian giao hàng… Vậy hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể nhất nhé!
STT | Tên sản phẩm | Giá |
1 | Bơm Piton Thẳng | 1.500.000đ |
2 | Bơm Thủy Lực Mini Bánh Răng | 850.000đ |
3 | Bơm Thủy Lực Yuken Piton Thẳng | 8.800.000đ |
4 | Bơm Cánh Gạt Áp | 1.950.000đ |
5 | Bơm Bánh Răng JP | 1.350.000đ |
6 | Bơm Thủy Lực Besko Dukin | 2.250.000đ |
7 | Bơm Piston Cong | 12.300.000đ |
8 | Bơm Bánh Răng 2 Khoang | 4.680.000đ |
Thủy lực khí nén D&S – Địa chỉ cung cấp bơm thủy lực tốt nhất hiện nay
Thủy lực khí nén D&S là một công ty chuyên cung cấp thiết bị thủy lực và khí nén tại Việt Nam. Thủy lực khí nén D&S cung cấp các sản phẩm chính như bơm thủy lực, bộ nguồn thủy lực, van thủy lực, xi lanh thủy lực,…
Từ năm 2012, Founder Nguyễn Minh Thủy của chúng tôi đã bắt đầu phát triển các giải pháp tối ưu hóa hiệu suất thiết bị, tiêu biểu là dự án nâng cao hiệu suất truyền lực cho bơm thủy lực, đạt mức cải thiện 15% theo kết quả thử nghiệm năm 2024.
Tại D&S, bạn có thể tìm thấy nhiều loại bơm thủy lực khác nhau như bơm piston, bơm bánh răng, bơm cánh gạt, phù hợp với mọi nhu cầu và mục đích sử dụng. Sản phẩm của chúng tôi đáp ứng được cả những yêu cầu khắt khe nhất từ khách hàng.
Các sản phẩm của Thủy lực khí nén D&S được đánh giá cao về chất lượng và độ bền. Không chỉ vậy chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa, và bảo hành cho các sản phẩm bơm thủy lực, giúp hệ thống của bạn luôn hoạt động hiệu quả.
Không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn mang đến dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp, từ tư vấn lắp đặt, vận hành cho đến bảo trì định kỳ. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp bơm thủy lực uy tín tại Việt Nam, Thủy lực khí nén D&S là một lựa chọn tốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bơm thủy lực mà Thủy lực khí nén D&S muốn gửi đến bạn, hy vọng đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ thuật D&S Việt Nam
Địa chỉ: Số 4 ngõ 283 Phố Yên Duyên – Phường Yên Sở – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
Trụ sở công ty: Thôn Lâm Hộ, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0979 436 075
Email: thuykhidiends@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/thuykhi331
Website: https://thuyluckhinends.com/
Hướng dẫn lắp đặt bơm thủy lực
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt
Máy bơm cần được đặt ở vị trí phù hợp với hướng dẫn dầu, đảm bảo cửa nạp dầu luôn hướng lên để tránh ảnh hưởng từ áp suất giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ bơm.
Bước 2: Kết nối trục bơm
Để đảm bảo sự kết nối chắc chắn giữa trục bơm và động cơ, nên sử dụng khớp nối cao su nhằm giảm va đập. Độ lệch tâm giữa trục bơm và động cơ phải nhỏ hơn 0.1 mm, TIR không vượt quá 0.25 mm, và sai số góc không quá 0.2 độ. Nếu độ lệch tâm vượt mức cho phép, có thể gây ra hỏng bạc đạn, mòn phốt và suy giảm công suất bơm.
Bước 3: Lắp đặt đường ống IN và OUT
Áp suất và tốc độ tiêu chuẩn tại đường hút của bơm thủy lực cần duy trì trong khoảng -16.7 đến +50 kPa. Khi lắp đặt đường ống dẫn vào, nên sử dụng đường ống có đường kính tương đương với lỗ mặt bích chuẩn để đảm bảo lưu lượng ổn định. Ngoài ra, độ cao đầu vào của bơm không nên chênh lệch quá 1 mét so với mức dầu trong thùng chứa.
Bước 4: Lắp đặt ống xả
Ống xả cần được lắp đặt theo tiêu chuẩn, đảm bảo áp suất bên trong vỏ bơm không vượt quá 0.1 MPa và áp suất bơm tràn không quá 0.5 MPa. Chiều dài ống xả không nên quá 1m, đồng thời đầu ống xả cần được đặt chìm trong dầu để tránh bọt khí và đảm bảo bơm hoạt động trơn tru.
Tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng bơm thủy lực
– Bơm thủy lực phải được vận hành đúng với mục đích thiết kế và hướng dẫn sử dụng.
– Trước khi khởi động hệ thống, cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng từng bộ phận để đảm bảo hoạt động an toàn.
– Nếu nhiệt độ vượt quá mức cho phép, áp suất giảm đột ngột hoặc hệ thống gặp sự cố, cần dừng hoạt động ngay lập tức.
– Tuyệt đối không đặt tay, khuỷu tay, khuôn mặt hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể gần các chi tiết chuyển động trong quá trình vận hành.
– Luôn trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân theo quy định khi làm việc với máy bơm.
– Trước khi thực hiện bảo trì, phải tuân thủ chặt chẽ quy trình khóa và ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
– Nhân viên vận hành cần được đào tạo đầy đủ về cách sử dụng máy bơm đúng kỹ thuật và các biện pháp an toàn cần thiết.
– Không được để máy bơm hoạt động mà không có người giám sát nhằm tránh rủi ro và sự cố ngoài ý muốn.