Dầu thủy lực là gì? Cách chọn dầu nhớt cho hệ thống thủy lực

Dầu thủy lực là thành phần không thể thiếu trong hệ thống thủy lực hiện nay, với khả năng truyền tải áp lực và chuyển động, dầu thủy lực đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các loại máy móc, thiết bị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dầu thủy lực là gì? Cách chọn dầu nhớt cho hệ thống thủy lực qua bài viết dưới đây nhé.

Dầu thủy lực là gì?

Dầu thủy lực hay nhớt 10 là dầu nhớt chuyên dụng sử dụng trong các hệ thống thủy lực có chức năng chính là truyền động và được pha trộn từ gốc khoáng hoặc gốc dầu tổng hợp.

Những thiết bị công nghiệp được sử dụng phổ biến như máy ép nhựa, máy sản xuất giấy và chế biến gỗ, máy ép kim loại, máy xúc, máy đào, phanh thủy lực.

Dầu thủy lực là gì?

Trong đó dầu gốc chiếm tỉ trọng 85->95%, còn lại là các thành phần phụ gia được bổ sung vào như: phụ gia chống mài mòn, phụ gia chống oxy hóa, phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt, phụ gia phân tán, phụ gia chống rỉ sét, phụ gia chống tạo bọt,…

Công dụng của dầu nhớt thủy lực

Dầu nhớt thủy lực không phải chỉ để thực hiện chức năng truyền động, được pha chế 100% từ dầu gốc II có độ bền oxy hóa cao chống lại sự hóa đặc dầu và cặn bám chống tạo bọt, phân tán cặn bẩn tốt.

Ngoài ra dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho sự chuyển động giữa các thành phần được trơn tru, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu không thay dầu thủy lực đúng thời gian, tạp chất từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong hệ thống, sinh ra nhiều cặn bẩn khiến máy móc bị mài mòn, sinh ra hỏng hóc hệ thống nếu để lâu dài sẽ làm hỏng máy.

Công dụng của dầu nhớt thủy lực

Đặc tính tách nước và bền thủy phân tạo ra khả năng lọc tuyệt vời khi có sự nhiễm bẩn nước. Khả năng chống bọt và tách khí tốt giúp đảm bảo hoạt động trơn tru và nâng cao hiệu suất hệ thống thủy lực.

Các loại dầu thủy lực phổ biến hiện nay

Có hai loại dầu thủy lực được sử dụng phổ biến hiện nay là dầu thủy lực gốc kẽm và dầu thủy lực không chứa kẽm. Trong đó:

Dầu thủy lực gốc kẽm

Dầu thủy lực gốc kẽm là dầu có chỉ số độ nhớt cao, loại dầu này có chứa thành phần phụ gia ZnDDP gốc kẽm chống mài mòn, chống oxy hóa, chống tạo bọt, có tác dụng làm lớp màng bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự ma sát với kim loại khác khi tiếp xúc.

Tuy vậy, đối với một số kim loại màu như đồng, bạc thì dầu lại có tính ăn mòn, lâu dần sẽ sinh ra các hạt cặn lơ lửng gây tắc nghẽn hệ thống thủy lực đồng thời dầu khó phân hủy sinh học, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước.

Các loại dầu thủy lực phổ biến hiện nay

Dầu thủy lực không chứa kẽm

Hiện nay các hệ thống thủy lực có áp lực làm việc cao hơn, nhiệt độ hoạt động cao hơn, chứa các hợp kim của đồng, các kim loại quý như vàng, bạc dẫn đến các loại dầu thủy lực có kẽm trở nên lỗi thời. Chính vì thế mà dầu thủy lực không kẽm ra đời để giải quyết vấn đề trên.

Dầu thủy lực không chứa kẽm sẽ chứa hệ phụ gia không kẽm có nguồn gốc hữu cơ dễ dàng bị phân hủy sinh học và giảm thiểu độc hại khi lẫn vào nguồn nước khi xảy ra các sự cố tràn đổ. Loại dầu này chứa các phụ gia Lưu huỳnh / Phốt-pho hay thường gặp sử dụng cho các thiết bị thủy lực kim loại màu.

Không chỉ vậy, thời gian hay dầu dài cùng với khả năng tối thiểu tạo cặn, dầu giúp giảm chi phí thay lọc dầu, vệ sinh hệ thống và kéo dài chu kỳ bảo dưỡng.

Độ nhớt dầu thủy lực bao gồm loại nào?

Dầu thủy lực 32

Dầu thủy lực 32 được pha chế từ dầu gốc tinh chế có chỉ số độ nhớt cao và hệ phụ gia chống mài mòn có chứa kẽm, chống kẹt xước, chống gỉ, chống oxy hóa đặc biệt.

Là loại dầu thủy lực có cấp độ nhớt ISO 32 được sử dụng ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, hệ thống thủy lực ở vùng ôn đới hay trong những môi trường làm việc có nhiệt độ xung quanh thấp.

Không chỉ vậy, dầu thủy lực 32 có độ nhớt vừa phải, phù hợp với nhiều loại hệ thống thủy lực. Giúp hệ thống hoạt động ổn định, bền bỉ, giảm thiểu hư hỏng, giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống.

Dầu thủy lực 46

Dầu thủy lực 46 được pha chế từ dầu gốc tinh chế có chỉ số độ nhớt cao và hệ phụ gia chống mài mòn có chứa kẽm, chống kẹt xước, chống gỉ, chống oxy hóa đặc biệt. Là dầu có độ nhớt ISO 46 được sản xuất từ dầu gốc nhóm II chất lượng đặc biệt có độ bay hơi thấp, có chỉ số độ nhớt lớn cùng các phụ gia chống tạo bọt, chống mài mòn, chống gỉ sét, chống oxy hóa và tính khử nhũ tốt nhằm bảo vệ tối đa động cơ và hệ thống thủy.

Sản phẩm được dùng cho các hệ thống thủy lực ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiệt độ làm việc trung bình, khí hậu ôn hòa. Bên cạnh đó, sản phẩm được sử dụng phổ biến trong hệ thống thủy lực công nghệ, hệ thống dẫn động máy móc, máy ép, máy đùn,…

Độ nhớt Dầu thủy lực bao gồm loại nào?

Dầu thủy lực 68

Dầu thủy lực 68 là sản phẩm được tinh chế từ 85% – 90% dầu gốc ở thể lỏng và hệ phụ gia tăng cường tính năng như: phụ gia chống gỉ, phụ gia chống mài mòn, phụ gia chống oxy hóa…. Theo tiêu chuẩn đo lường ISO VG, khi ở 40 độ C, cấp độ nhớt đo được là 68.

Dầu có độ nhớt ISO 68 cung cấp một hiệu suất làm việc tuyệt vời, có khả năng truyền tải tốt, chịu áp lực cao và được sử dụng cho các hệ thống thủy lực hoạt động liên tục ở nơi có nhiệt độ xung quanh cao.

Dầu thủy lực 68 được dùng cho các máy móc, thiết bị hệ thống thủy lực trong công nghiệp, máy cuốc, máy cẩu, máy đào, máy xúc lật làm việc liên tục. Các máy móc công nghiệp có hệ thống thủy lực: như máy ép nhựa, máy ép thủy lực, máy móc công nghiệp, máy đùn…

Phân loại hiệu năng của dầu thủy lực

Theo tiêu chuẩn ISO 6743-4 thì dầu thủy lực được phân loại thành các cấp chất lượng như sau:

  • Cấp chất lượng HH: Đây là cấp chất lượng thấp nhất, dầu không chứa phụ gia và tuổi thọ sử dụng cũng không cao. Chỉ gồm dầu gốc khoáng không yêu cầu phụ gia, ứng dụng phổ biến cho các hệ thống tiêu hao dầu lớn.

Hiện nay loại dầu này không còn được sử dụng rộng rãi vì không còn đáp ứng được các yêu cầu cao của các hệ thống thủy lực hiện đại.

  • Cấp chất lượng HL: dầu được pha trộn từ dầu gốc khoáng tinh lọc và phụ gia chống ô-xi hóa và ăn mòn giúp tăng tuổi thọ dầu.
  • Cấp chất lượng HM và HLP: dầu chứa các thành phần giống như dầu thủy lực cấp chất lượng HL chứa thêm phụ gia chống mài mòn AW để thích ứng với những hệ thống chịu tải nặng.
  • Cấp chất lượng HV và HVLP: giống như cấp chất lượng HM và HLP chứa bao gồm phụ gia chống mài mòn và phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt. Giúp dầu có dải nhiệt độ làm việc rộng hơn và thời gian sử dụng dài hơn.
  • Cấp chất lượng HS: là dầu gốc tổng hợp (không phải là dầu thủy lực chống cháy).

Phân loại hiệu năng của dầu thủy lực

Yếu tố quyết định dầu thủy lực tốt

Dưới đây những yếu tố quyết định dầu thủy lực:

  • Độ nhớt của dầu thủy lực: Độ nhớt của dầu thủy lực ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và truyền tải năng lượng. Khi độ nhớt quá hệ số ma sát sẽ phát sinh nhiệt nhiều hơn dẫn đến hiệu suất làm việc sẽ thấp đi.
  • Áp suất: Nếu áp suất của môi trường bên ngoài tăng lên, tác dụng lên các phân tử dầu li ti sẽ làm tăng sức hút giữa các phân tử dầu, đồng thời lực ma sát giữa các phân tử đó tăng lên làm độ nhớt của dầu tăng lên.
  • Nhiệt độ: Khi nhiệt độ càng tăng thì độ nhớt của dầu sẽ giảm và ngược lại, khi nhiệt độ giảm, độ nhớt của dầu tăng lên tự nhiên.
  • Chất lượng dầu gốc: Dầu gốc cần phải yêu cầu dầu khoáng hay dầu gốc tổng hợp, về độ bền oxy hóa và định kỳ thay dầu.
  • Cặn bẩn, tạp chất: Nếu dầu được pha chế gia công, chứa nhiều tạp chất cặn bẩn thì độ nhớt của dầu theo đó tăng lên. Chính vì vậy nên mua dầu chính hãng của nhà sản xuất uy tín.
  • Tiêu chuẩn công nghiệp: Dầu cần đáp ứng các tiêu chuẩn như ISO 11158, DIN 51524, BOSCH Rexroth, JCMAS HK,…

Yếu tố quyết định dầu thủy lực tốt

Cách chọn dầu thủy lực ứng dụng trong hệ thống thủy lực khí nén

Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi sử dụng dầu thủy lực:

  • Độ nhớt: Độ nhớt của dầu thủy lực ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và truyền tải năng lượng. Chính vì vậy phải tính toán nhiệt độ khởi động và nhiệt độ vận. Dầu có độ nhớt phù hợp sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và giảm thiểu mài mòn các chi tiết.
  • Tính tương thích với vật liệu: Hệ thống thủy lực khí nén thường có các phớt, gioăng, và ống cao su. Dầu thủy lực phải tương thích với các vật liệu này, tránh hiện tượng phồng rộp hoặc hư hỏng các chi tiết.
  • Yếu tố môi trường trong nơi làm việc: Môi trường làm việc như độ ẩm, bụi bẩn, và điều kiện khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của dầu. Nếu hệ thống thủy lực khí nén hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như nơi có bụi bẩn, độ ẩm cao, cần chọn dầu thủy lực có khả năng chống lại các tác động của môi trường để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của hệ thống.
  • Khả năng chịu nhiệt: Trong quá trình vận hành, nhiệt độ của hệ thống có thể thay đổi. Dầu thủy lực sử dụng trong hệ thống khí nén cần duy trì tính ổn định ở nhiệt độ cao, tránh bị phân hủy hoặc mất hiệu suất bôi trơn khi nhiệt độ tăng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dầu thủy lực, mong rằng với những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn dầu thủy lực phù hợp với hệ thống của mình. Qúy khách hàng có nhu cầu mua bộ nguồn thủy lực hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *