Động cơ khí nén đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống, mang đến giải pháp truyền động mạnh mẽ, an toàn và đáng tin cậy. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cũng như những ưu nhược điểm của thiết bị này.
Động cơ khí nén là gì?
Động cơ khí nén hay motor khí nén là một loại động cơ giúp chuyển đổi năng lượng khí nén thành cơ năng để quay rotor. Khí nén được tạo ra do không khí thiên nhiên đi vào động cơ bị nén ở áp suất cao khoảng tầm 3.000 – 3.600psi.
Sản phẩm được thiết kế với nhiều loại, kích thước khác nhau, được ứng dụng trong các hệ thống sản xuất, cung cấp năng lượng cho toàn bộ quá trình hoạt động nhà máy.
Thông thường, các thiết bị động cơ khí nén làm việc được ở mức áp suất từ 3 bar đến 16 bar. Đồng thời thường có công suất lớn hơn, cần đến nguồn cấp khí nén có mức áp suất cao hơn.
Cấu tạo mô tơ khí nén
Cấu tạo động cơ khí nén gồm các bộ phận chính sau đây:
- Mô-tơ: Bộ phận cung cấp động lực chính cho toàn bộ máy nén khí, giúp chuyển đổi điện năng thành cơ năng để cung cấp năng lượng cho đầu nén hoạt động.
- Van an toàn khí nén: Thiết bị bảo vệ an toàn giúp tự động mở ra khi áp suất trong bình chứa vượt quá mức cho phép. Hạn chế nguy cơ nổ bình hoặc hư hỏng máy nén khí, tránh gây mất an toàn.
- Đầu nén: Thực hiện quá trình nén không khí với các chi tiết bên trong như bạc đạn, tay dên, xilanh, piston, trục khuỷu phối hợp nhịp nhàng để hút và nén không khí.
- Van xả nước: Loại bỏ nước và hơi nước ngưng tụ trong bình chứa, duy trì chất lượng khí nén, tránh lẫn tạp chất gây ảnh hưởng đến thiết bị sử dụng khí nén, bảo vệ các bộ phận của máy nén khí khỏi bị ăn mòn, gỉ sét do nước.
- Dây đai và puly: Đây là hệ thống truyền động phổ biến, khi mô tơ quay, puly sẽ quay, kéo theo dây đai quay và truyền động cơ năng đến puly của đầu nén.
- Đồng hồ đo áp: Dùng để hiển thị áp suất trong quá trình máy nén khí hoạt động, kiểm soát và theo dõi áp suất dễ dàng.
- Lọc gió: Ngăn chặn bụi bẩn, cặn và các tạp chất khác trong không khí bên ngoài xâm nhập vào đầu nén, giúp bảo vệ các chi tiết bên trong và đảm bảo chất lượng khí nén.
- Bình chứa: Nơi lưu trữ khí nén sau khi đã được nén, giúp cung cấp khí nén ổn định khi cần thiết, giảm tải cho mô tơ.
Thông số kỹ thuật của động cơ khí nén
- Công suất: Từ 0.75 kW đến 9.5 HP (7.1 kW).
- Tốc độ max: 10.000 RPM
- Kích thước trục max: 1,87 in
- Motor bánh răng momen cực đại: 587 Nm
- Kiểu cơ cấu hoạt động: Cơ cấu piston, cơ cấu tuabin, cơ cấu cánh gió,…
- Công suất của động cơ: 0.75 kW, 1.2 kW, 2.5 kw,…
- Momen xoắn: 3Nm, 4 Nm, 10 Nm,…
- Kích thước cổng kết nối: 1/8 inch, 1/4 inch, 3/8 inch,…
- Áp suất vận hành: 2 bar đến 10 bar
- Nhiệt độ làm việc: -20℃ đến 60℃.
- Vật liệu: Thép không gỉ, hợp kim nhôm.
Các loại động cơ khí nén phổ biến hiện nay
Động cơ khí nén có nhiều kiểu cấu tạo khác nhau, được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động và thiết kế cơ khí. Dưới đây là một số kiểu cấu tạo cơ bản phổ biến:
1. Động cơ khí nén cánh gió (air vane motors):
Là một loại động cơ khí nén sử dụng cánh gió để di chuyển trong roto tạo ra chuyển động quay.
Nguyên lý hoạt động của động cơ khí nén cánh gió dựa trên việc sử dụng áp suất khí nén tác động lên các cánh gạt được đặt lệch tâm bên trong một rotor.
Áp lực khí nén đẩy các cánh gạt, tạo ra lực xoắn và làm quay rotor. Chuyển động quay được chuyển đổi thành công việc cơ học thông qua bộ truyền động, thường là bánh răng hoặc trục truyền động.
Cấu tạo:
- Thân động cơ: Được làm từ kim loại chịu lực hoặc hợp kim nhôm nhẹ và bền, vỏ bên bên ngoài giúp bảo vệ các thành phần bên trong.
- Rotor: Bộ phận quay chính của động cơ, phần quay trung tâm gắn với trục chính và chứa các rãnh để lắp cánh gạt.
- Cánh gạt: Lá kim loại hoặc nhựa cứng được gắn vào rotor, chúng có thể di chuyển ra vào để duy trì tiếp xúc với thành stator.
- Bộ truyền động: Chuyển đổi chuyển động quay của roto thành công việc cơ học cần thiết. Bộ truyền động bao gồm bánh răng, trục nối hoặc khớp nối.
2. Động cơ khí nén tuabin:
Là một loại động cơ sử dụng áp suất khí nén để tạo ra lực đẩy và quay các cánh tuabin, tạo ra chuyển động cơ học. Nguyên lý hoạt động của động cơ tuabin khí nén tương tự như một tuabin máy bay.
Dòng khí nén tác động lên các cánh tua-bin được bố trí dọc theo viền rotor với áp suất cao, năng lượng khí nén được chuyển đổi thành chuyển động quay của cánh tuabin, làm cho roto quay.
Cấu tạo:
- Cánh tuabin: Được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa việc hấp thụ động năng từ dòng khí nén.
- Thân động cơ: Vỏ bọc ngoài làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ để chịu áp lực cao, giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống tuabin bên trong.
- Trục quay: Là bộ phận trung tâm, được nối trực tiếp với các cánh tuabin, thường được làm bằng thép cứng hoặc hợp kim chịu lực cao.
- Vòng bi: Hỗ trợ cho trục quay hoạt động trơn tru, giảm thiểu ma sát và hao mòn, bảo vệ trục quay khỏi hiện tượng lệch trục hoặc rung động.
Nguyên lý hoạt động của động cơ khí nén
Động cơ khí nén hoạt động (áp suất 2-10 bar) dựa trên nguyên lý nhận luồng khí nén từ nguồn cấp. Khi khí nén này đi vào bên trong, sẽ giãn nở, giải phóng năng lượng tiềm năng.
Quá trình giãn nở này biến đổi nội năng của khí nén thành cơ năng, đồng thời làm giảm áp suất, nhiệt độ và vận tốc của dòng khí. Năng lượng cơ học thu được thể hiện dưới dạng mô-men xoắn, cung cấp chuyển động quay cho trục cánh khuấy của động cơ.
Ưu nhược điểm của động cơ khí nén
Động cơ khí nén có những ưu điểm và nhược điểm riêng có thể kể đến như:
Ưu điểm:
- Nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường: Động cơ khí nén vận hành được nhờ vào việc sử dụng không khí trong tự nhiên có thể thải trực tiếp ra môi trường sau khi sử dụng mà không gây ô nhiễm.
- Vận hành công suất lớn: Với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, động cơ khí nén hoạt động bằng khí nén có thể cho ra công suất cực lớn, gấp nhiều lần so với động cơ diesel.
- Nhỏ gọn, linh hoạt: Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt và sử dụng trong không gian hẹp.
- Độ bền và độ ổn định: Cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động giúp động cơ hoạt động bền bỉ, ít bị hỏng hóc, giảm thiểu mài mòn và tăng tuổi thọ thiết bị.
- An toàn cao: Hoạt động không cần dùng điện, tránh nguy cơ cháy nổ, rất an toàn cho người sử dụng.
- Khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt: Động cơ khí nén ít bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, độ ẩm và nhiệt độ khắc nghiệt hơn so với động cơ điện.
Nhược điểm:
- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp: Quá trình nén khí tiêu tốn nhiều năng lượng, dẫn đến hiệu suất tổng thể không cao như động cơ điện.
- Tiếng ồn cao: Quá trình xả khí nén ra môi trường sẽ tạo ra tiếng ồn lớn nếu không có thiết bị giảm thanh.
- Chi phí vận hành cao
- Lực truyền tải có giới hạn: So với động cơ thủy lực, động cơ khí nén thường có khả năng truyền tải lực thấp hơn.
Ứng dụng mô tơ khí nén
- Sử dụng trong nhà máy sản xuất, cung cấp khí nén cho các máy móc tự động hóa, dây chuyền sản xuất, máy đóng gói, máy phun sơn, máy ép nhựa. Các thiết bị điều khiển bằng khí nén như xi lanh, van khí, băng tải.
- Dùng trong các thiết bị nén khí rửa xe công nghiệp, rửa xe gia đình,…
- Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải hỗ trợ hệ thống phanh khí nén trong các phương tiện giao thông như xe tải, xe buýt, đầu máy xe lửa.
- Sử dụng trong bơm chân không khí nén trong ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm, hệ thống chiết rót, máy trộn và các thiết bị tự động hóa.
- Dùng trong các robot khí nén, thiết bị gắp và di chuyển sản phẩm.
- Hỗ trợ vận hành các thiết bị y tế như máy thở, thiết bị đo áp suất, máy hút dịch.
So sánh động cơ khí nén với động cơ điện và thủy lực
Tiêu chí | Động cơ khí nén | Động cơ điện | Động cơ thủy lực |
Nguồn năng lượng | Khí nén (3-10 bar) | Điện (12V-220V) | Dầu thủy lực |
Độ bền | Cao, ít bảo trì | Trung bình (dễ hỏng chổi than) | Cao, nhưng cần bảo dưỡng dầu |
Ứng dụng | Nhà máy, robot | Đa dạng (gia dụng, công nghiệp) | Máy móc nặng |
An toàn | Rất cao (không cháy nổ) | Trung bình (nguy cơ chập điện) | Trung bình (rò rỉ dầu) |
Bảng giá động cơ khí nén mới nhất thủy lực khí nén D&S
Thủy lực khí nén D&S là một trong những thương hiệu hàng đầu chuyên cung cấp động cơ khí nén với nhiều mẫu mã khác nhau và có giá thành rẻ. Đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc muốn nhận giá mới nhất từ D&S Việt Nam, hãy gọi 0979 436 075 – đội ngũ kỹ thuật sẽ hỗ trợ nhiệt tình
Vì giá cả có thể thay đổi tùy theo model, công suất, thương hiệu, và nhu cầu cụ thể của bạn.
Mua mô tơ khí nén mới nhất hiện nay ở đâu?
Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển D&S Việt Nam đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Cung cấp đến tay khách hàng hàng ngàn sản phẩm mô tơ khí nén với nhiều mẫu mã và kích thước.
Các sản phẩm mô tơ khí nén, bơm thủy lực, xi lanh thủy lực, bộ nguồn thủy lực, bơm thủy lực bánh răng, bơm piston, thiết bị thủy lực tại Thủy lực khí nén D&S đều đến từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ bền và hiệu suất hoạt động cao.
Cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi, tư vấn giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
Không chỉ vậy, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật sau khi mua hàng, giúp khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Hãy liên hệ với Thủy lực khí nén D&S để được tư vấn và mua bơm thủy lực mini với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Hướng dẫn cách sử dụng và bảo dưỡng động cơ khí nén
Để đảm bảo motor khí nén hoạt động hiệu quả, an toàn và có tuổi thọ cao, việc sử dụng và bảo dưỡng đúng cách là vô cùng quan trọng:
- Kiểm tra trước khi sử dụng: Đảm bảo nguồn cung cấp khí nén có áp suất ổn định, kiểm tra hệ thống ống dẫn khí, van, bộ lọc khí xem có rò rỉ hoặc hư hỏng không, các kết nối khí nén được siết chặt và an toàn.
- Sử dụng đúng cách theo hướng dẫn nhà sản xuất: Luôn tuân thủ áp suất làm việc được khuyến cáo. Sử dụng loại dầu bôi trơn được nhà sản xuất khuyến nghị và bổ sung dầu định kỳ, không ép động cơ hoạt động vượt quá khả năng của nó trong thời gian dài.
- Tắt máy khi không sử dụng: Đóng van cấp khí nén, xả hết khí nén còn lại trong động cơ.
- Vệ sinh bộ lọc khí định kỳ: Lau sạch bụi bẩn và dầu mỡ bám trên bề mặt động cơ, vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc khí định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Kiểm tra và thay dầu bôi trơn định kỳ: Thay dầu bôi trơn cho vòng bi nếu cần thiết, kiểm tra mức dầu thường xuyên và thay dầu theo định kỳ hoặc khi dầu bị bẩn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sản phẩm động cơ khí nén, mong rằng với những chia sẻ trên giúp bạn lựa chọn mô tơ khí nén phù hợp với nhu cầu sử dụng. Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn về sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ thuật D&S Việt Nam
Địa chỉ: Số 4 ngõ 283 Phố Yên Duyên – Phường Yên Sở – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
Trụ sở công ty: Thôn Lâm Hộ, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0979 436 075
Email: thuykhidiends@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/thuykhi331
Website: https://thuyluckhinends.com/
Văn –
hoạt động ổn định, giao hàng nhanh, tư vấn nhiệt tình