Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị sử dụng thủy lực, từ hệ thống nâng hạ trong các tòa nhà cao tầng đến hệ thống phanh của ô tô. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực sẽ giúp chúng ta tìm hiểu chi tiết quá trình làm việc, hoạt động trơn tru của các thiết bị này. Vậy hãy cùng thủy lực khí nén D&S tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực thường được dùng trong các máy móc thiết bị ngày nay như xe nâng hàng, xe cuốc, máy xúc đào,… Hệ thống thủy lực cho phép người vận hành hoàn thành công việc yêu cầu kỹ thuật khó và tốn nhiều sức lực như nâng đồ vật nặng, quay trục, khoan lỗ chính xác.
Một sơ đồ hệ thống thủy lực đơn giản sẽ bao gồm những thành phần như sau:
- Bơm thủy lực
- Động cơ điện
- Khớp nối
- Van điều khiển
- Đồng hồ đo áp suất
- Khóa
- Thùng dầu và các phụ kiện trên thùng dầu.
- Hệ thống các thiết bị chấp hành như xilanh, piston hoăc mô tơ thủy lực
- Đế van và các van phân phối cùng với các van chức năng khác;
Bên cạnh đó, một vài thành phần chính trong sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực gồm:
- Máy bơm: Có chức năng truyền năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực được thực hiện bởi sự chuyển động của chất lỏng là môi trường truyền.
Một số loại máy bơm thủy lực bao gồm bánh răng, cánh gạt và piston, tất cả làm việc theo cùng một nguyên tắc, đó là thay thế thể tích chất lỏng chống lại tải trọng hoặc áp suất.
- Van thủy lực: Vai trò chính của van thủy lực được sử dụng trong một hệ thống để bắt đầu, dừng và lưu lượng chất lỏng trực tiếp.
- Thùng dầu thủy lực: Có nhiệm vụ chính là giữ chất lỏng, truyền nhiệt từ hệ thống đồng thời cho phép các chất ô nhiễm rắn lắng xuống tạo điều kiện giải phóng không khí và độ ẩm từ chất lỏng.
- Thiết bị truyền động: Đây là nơi năng lượng thủy lực được chuyển đổi thành năng lượng cơ học. Động cơ thủy lực giúp thực hiện thông qua việc sử dụng một xi lanh thủy lực chuyển đổi năng lượng thủy lực thành chuyển động tuyến tính và làm việc hoặc một động cơ thủy lực chuyển đổi năng lượng thủy lực thành chuyển động quay và làm việc.
Các loại sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực
Dưới đây là những sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực được sử dụng phổ biến hiện nay:
1. Sơ đồ chỉnh áp suất cơ bản
Sơ đồ chỉnh áp suất cơ bản là một phần không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Giúp điều chỉnh và duy trì áp suất dầu ở mức ổn định, đảm bảo cho hệ thống hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Khi bắt đầu bơm, gạt tay ở vị trí chính giữa, lúc này bơm được xả tải vì van phân phối đang mở thông về hướng bể chứa. Để điều chỉnh áp suất cho máy bơm, bạn cần phải gạt van phân phối sang vị trí gây tải.
Tiếp tục sau đó chỉnh van áp suất đến giá trị mong muốn, cần lưu ý đến đồng hồ đo áp suất, lúc này trên đồng hồ sẽ hiển thị giá trị áp suất thực tế của hệ thống và điều chỉnh áp suất cho chính xác nhất.
2. Sơ đồ mạch thủy lực dùng hệ thống bơm kép
Sơ đồ mạch thủy lực dùng hệ thống bơm kép là sơ đồ đặc biệt, trong đó có 2 hoặc nhiều bơm hoạt động cùng nhau để cung cấp lưu lượng và áp suất dầu cho hệ thống.
Khi bơm Bt với lưu lượng lớn để chạy máy có vận tốc di chuyển lớn nhưng phụ tải nhỏ thì bạn nên chỉnh van với áp suất đủ để chạy được theo vận tốc yêu cầu (thường từ 30 – 50 bar).
Ngược lại, nếu yêu cầu vận tốc nhỏ nhưng cần phụ tải lớn hay ép với một lực mạnh thì có thể chỉnh bơm với lưu lượng nhỏ nhưng áp suất lớn từ 160 – 250 bar.
Trong 2 mạch bơm ta có thể để van tự động xả tải bơm thấp áp Bt, vì van chỉnh áp suất có thể điều khiển pilot từ xa khi áp suất trong mạch chính quá cao, vượt qua ngưỡng của bơm thấp áp như đã cài đặt.
3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực máy song động
Hệ thống thủy lực máy song động là một cấu hình đặc biệt trong đó có hai hoặc nhiều xi lanh hoạt động đồng thời để tạo ra lực ép lớn. Sơ đồ hệ thống thủy lực máy song động có thêm các xi lanh phụ giúp di chuyển lên xuống nhanh chóng.
Máy cũng được thiết kế thêm các van tự hút để chất lỏng công tác kịp thời bổ sung vào khoảng trống của xilanh khi chưa có tải. Khi đã có tải, bơm sẽ nén trực tiếp và khoang trên của xilanh.
4. Sơ đồ chỉnh bơm điều chỉnh được lưu lượng riêng băng sự cân bằng áp suất và lưu lượng
Thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao về lưu lượng, như máy công cụ CNC, máy ép, máy xúc, xe nâng và các hệ thống thủy lực khác.
5. Sơ đồ máy nâng hạ và chuyển hướng tên lửa đất đối biển
6. Sơ đồ hệ thống thủy lực xe ép rác
7. Sơ đồ hệ thống thủy lực máy xúc đào
Thủy lực khí nén D&S – Địa chỉ cung cấp thiết bị thủy lực
Thủy lực khí nén D&S là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các thiết bị thủy lực và khí nén chất lượng cao có thể kể đến như bộ nguồn thủy lực, xi lanh thủy lực, bơm thủy lực, van thủy lực và thiết bị khí nén khác.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, D&S đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm thủy lực, khí nén và các linh kiện liên quan.
Với uy tín và kinh nghiệm, thủy lực khí nén D&S luôn là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong việc cung cấp các giải pháp thủy lực và khí nén. Đến với thủy lực khí nén D&S bạn nhận được:
- Chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm tại thủy lực D&S cung cấp đến khách hàng đều được kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Giá cả cạnh tranh: Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng mức giá hợp lý, cạnh tranh so với thị trường.
- Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp: Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và xử lý các vấn đề kỹ thuật.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn. Hy vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ hỗ trợ mọi người thật tốt khi làm việc
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ thuật D&S Việt Nam
Địa chỉ: Số 4 ngõ 283 Phố Yên Duyên – Phường Yên Sở – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
Trụ sở công ty: Thôn Lâm Hộ, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0979 436 075
Email: thuykhidiends@gmail.com
Website: https://thuyluckhinends.com/