Trong một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh, ngoài các thiết bị chính như: động cơ máy ép thủy lực, hệ thống van và xi lanh thủy lực,… thì trạm nguồn thủy lực là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống máy móc hiện nay. Ở bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn chi tiết về trạm nguồn thuỷ lực cũng như cấu tạo và công dụng của nó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trạm nguồn thủy lực là gì?
Trạm nguồn thủy lực là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống thủy lực, được sử dụng để cung cấp dòng chảy áp suất cho động cơ thủy lực, ben thủy lực và các bộ phận khác.
Chức năng hoạt động chính là chuyển hóa điện năng thành thủy năng, để cung cấp dầu cho hệ thống, giúp hệ thống vận hành một cách hiệu quả.
Sản phẩm được tích hợp hệ thống van điều khiển tạo thành hệ thống mạch thủy lực. Giúp đáp ứng được các nhu cầu sử dụng khác nhau khi làm việc. Ngoài ra trạm nguồn thủy lực cung cấp dòng chảy áp suất cho động cơ thủy lực, xy lanh và các bộ phận thủy lực khác.
Xem thêm sản phẩm khác
Các loại trạm nguồn thủy lực phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu khác nhau tuy vậy có hai loại chính được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:
Trạm nguồn thủy lực mini:
Trạm nguồn thủy lực mini được dùng chủ yếu trong các thiết bị như: cửa nâng xe tải, bàn nâng hàng, kích thủy lực.v.v. Chúng có công suất hoạt động 0.48kw, 1.5kw, 2.2kw, 3.5kw, 5.5 kw…
- Ưu điểm: Có cấu, kích thước nhỏ gọn nên dễ dàng di chuyển và lắp ráp, giá thành tương đối rẻ, phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Trạm nguồn có công suất hoạt động nhỏ, không thể hoạt động liên tục trong thời gian dài, lưu lượng thấp.
Trạm nguồn thủy lực bơm bánh răng
Trạm nguồn thủy lực bơm bánh răng là trạm nguồn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do tính ứng dụng của thiết bị này khá rộng rãi, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu công việc. Nên chúng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Cấu tạo trạm nguồn thủy lực
Bộ nguồn thủy lực được cấu tạo gồm các thành phần chính sau đây: động cơ điện, bơm thủy lực, thùng dầu, bộ lọc hồi, hệ thống van, hệ thống làm mát, các thiết bị khác. Tất cả các thiết bị hoạt động cùng nhau để tải năng lượng tới thiết bị truyền động và giữ cho chất lỏng luôn trơn tru.
Bơm thủy lực: Là trung tâm của một bộ nguồn thủy lực, chức năng chính của bơm hút dầu từ thùng chứa và đẩy dầu di chuyển trong toàn bộ hệ thống.
Các loại bơm được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Bơm cánh gạt, bơm bánh răng, bơm piston. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng lựa chọn các loại bơm cho phù hợp và giá thành.
Động cơ điện: Sẽ chuyển hóa từ năng lượng điện năng sang năng lượng cơ học. Công suất của động cơ phụ thuộc vào lưu lượng của bơm và áp suất của hệ thống
Hệ thống van: Là một hệ thống điều khiển dòng dầu thủy lực trong bộ nguồn. Từ đó có thể giải quyết được các yêu cầu khác nhau trong công việc.
Trạm nguồn thủy lực gồm 2 loại van bắt buộc phải có:
- Van 1 chiều: Giúp cho dầu đi theo 1 chiều, ngăn chặn không cho chảy ngược lại để bảo vệ bơm.
- Van an toàn: Chức năng chính của van an toàn để đảm bảo áp suất dầu trong hệ thống luôn ở mức an toàn, bảo vệ toàn hệ thống không để áp suất tăng cao.
- Van phân phối(van tay và van điện): Điều khiển dòng chảy trong hệ thống.
- Van tiết lưu: Để điều chỉnh dòng lưu lượng
- Van chống lún: Giúp bảo vệ xi lanh, không để xilanh bị lún, bị trôi
- Van khống chế hành trình: Điều khiển xilanh theo ý muốn…
Thùng dầu: Thường có hình dạng hình hộp chữ nhật được làm bằng kim loại, inox. Thùng dầu dùng để chứa dầu cho hệ thống và tản nhiệt. Bởi thiết kế chắc chắn và có độ bền cao nên thùng dầu cho phép lắp đặt các thiết bị máy móc đặt lên mặt trên, đem lại sự tiện lợi và an toàn.
Bộ lọc hồi: Trong dầu thường có rất nhiều các tạp chất bẩn như bụi đất, hạt kim loại… Điều này sẽ tắc nghẽn các thiết bị, dẫn đến tình trạng máy móc bị nóng gây hư hỏng. Chính vì vậy việc sử dụng bộ lọc dầu vô cùng cần thiết và quan trọng.
Hệ thống làm mát: Trong tất cả các động cơ thủy lực đều có bộ phận làm mát, thiết bị sẽ giúp hạ nhiệt độ của dầu nóng, luôn nằm trong phạm vi cho phép, giúp bảo vệ cho động cơ hoạt động lâu dài.
Các phụ tùng thủy lực khác: Tùy vào mục đích sử dụng hoặc hệ thống mà ta có thể lắp đặt thêm các phụ tùng tương ứng với trạm nguồn thủy lực như:
- Đồng hồ áp suất
- Van khóa đồng hồ áp suất
- Nút xả dầu
- Nắp thùng dầu
Nguyên lý hoạt động của trạm nguồn thủy lực
Để trạm nguồn thủy lực hoạt động bước đầu tiên ta lựa chọn nguồn điện phù hợp và cấp điện cho bơm.
Bơm thủy lực lúc này sẽ làm nhiệm vụ hút dầu ra khỏi thùng và đẩy vào ắc quy, quá trình này diễn ra liên tục cho tới khi áp suất đạt tới định mức cài đặt thì dừng lại. Cùng với sự kết hợp giữa các loại van phân phối và van 1 chiều sẽ xả chất lỏng ra khỏi ắc quy.
Bơm bánh răng hoặc bơm piston, bơm cánh gạt lúc này sẽ hút dầu ra khỏi thùng ở bên dưới và nạp vào ắc quy. Quá trình này cũng liên ra liên tục cho đến khi áp suất đạt đến một mức đã cài đặt sẵn thì ngưng lại.
Van thủy lực sẽ làm nhiệm vụ lưu thông dầu thủy lực trong mạch. Bơm thủy lực giải phóng chất lỏng thông qua van để đẩy về bồn chứa. Sự kết hợp của các van phân phối, van 1 chiều giúp xả chất lỏng ra khỏi ắc quy.
Công dụng của trạm nguồn thủy lực
Trạm nguồn thủy lực là thiết bị đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, bởi tính ứng dụng cao của chúng ngoài ra còn bởi vì:
- Hiệu suất làm việc của trạm nguồn thủy lực cao và có tuổi thọ lớn hơn 20 năm. Các công việc lắp đặt và bảo trì, sửa chữa rất đơn giản, dễ dàng, thiết kế nhỏ gọn tốn ít không gian lắp đặt.
- Với điều khiển tần số quay, giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng khi giữ áp suất so với các thiết bị thủy lực thông thường khác.
- Tiếng ồn ở mức cắt hoàn toàn giảm.
- Trạm nguồn thủy lực có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với nhiều dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc hiện nay.
- Đảm bảo thông số kỹ thuật chính xác, tính linh hoạt cao nên đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Quy trình vận hành trạm nguồn thủy lực
Khi trạm nguồn thủy lực hoạt động, bơm bánh răng làm nhiệm vụ hút chất lỏng thủy lực ra khỏi thùng và truyền vào một bình acquy. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi áp suất trong acquy đạt đến mức độ được xác định trước đó.
Khi đó van thuỷ lực sẽ chuyển động bơm để bắt đầu lưu thông chất lỏng. Quá trình này giúp cho máy bơm giải phóng chất lỏng thông qua một van sạc trở lại bồn chứa ở áp suất tối thiểu. Van phân phối, van 1 chiều giúp phối hợp với nhau để xả chất lỏng.
Bên cạnh đó, áp suất giảm thì van sẽ nạp bằng dầu thủy lực. Các van chỉnh lưu lượng trên đường ống sẽ điều chỉnh lưu lượng sao cho phù hợp để cung cấp cho xi lanh.
Ứng dụng trạm nguồn thủy lực phổ biến
Trạm nguồn thủy lực là thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở nước ta có thể kể đến như:
- Được sử dụng hệ thống Dock leveler xe nâng, bàn nâng, máy kéo, máy đào, máy dập và máy ép…
- Sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, lắp ráp: Trong ngành đóng tàu, lắp ráp ô tô, chế biến gỗ, lắp ráp ô tô – xe cơ giới…
- Sử dụng trong xây dựng, dân dụng, sửa chữa nhà máy thủy điện, nhiệt điện, chế tạo robot…
- Các lĩnh vực khác: Sử dụng trong công nghiệp máy, chế biến thực phẩm, dược phẩm, nhà máy xi măng, luyện kim, thép, cơ khí chế tạo…
Lưu ý khi sử dụng trạm nguồn thủy lực
Để trạm nguồn thủy lực hoạt động ổn định, an toàn thì chúng ta cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Kiểm tra lượng dầu thường xuyên, để đảm bảo rằng dầu luôn nằm trong mức quy định, không để dầu cạn khô vì sẽ làm hư hỏng bơm. Luôn giữ làm mát cho dầu ở mức nhiệt vượt quá 60℃. Và cần lựa chọn đúng loại dầu phù hợp với độ nhớt từ 15cst – 80cst.
- Kiểm tra thay dầu định kỳ, trạm nguồn thủy lực khi mua mới cần thay dầu trong thời gian đầu sử dụng.
- Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm trong khoảng từ 3 – 6 tháng.
- Vị trí đặt bộ nguồn thủy lực ở những nơi thoáng mát. Không để vật nặng đè lên bộ nguồn của trạm nguồn bơm.
Mong rằng với những chia sẻ về trạm nguồn thủy lực là gì? Cũng như những thông tin về quy trình hoạt động của trạm nguồn, phần nào giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức hữu ích.
Công ty TNHH Kỹ thuật D&S Việt Nam
Địa chỉ: Số 4 ngõ 283 Phố Yên Duyên – Phường Yên Sở – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
Trụ sở công ty: Thôn Lâm Hộ, Xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0979 436 075
Email: thuykhidiends@gmail.com