Van tràn và van an toàn: Điểm giống và khác nhau

Van tràn và van an toàn là hai dòng van được sử dụng phổ biến rất nhiều hiện nay. Tuy nhiên còn rất nhiều người nhầm lẫn 2 sản phẩm này cũng bởi hình dáng của chúng khá giống nhau. Tuy vậy hai dòng van này hoàn toàn riêng biệt, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về hai dòng van này cũng như những đặc điểm khác nhau của chúng nhé!

Van an toàn

Định nghĩa

Van an toàn ( Safety Valve) là dòng van được thiết kế để lắp trên các thiết bị áp dụng. Vai trò chính là bảo vệ các hệ thống đường ống đường dẫn lưu chất nằm sau van, kiểm soát, điều chỉnh áp suất trong các hệ thống đường ống hoặc các bồn chứa.

Van an toàn được sử dụng trong rất nhiều thiết bị, hệ thống ống dẫn. Nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho chính con người và môi trường xung quanh, bảo vệ an toàn cho hệ thống đường ống tránh khỏi các nguy hại khi áp suất vượt quá ngưỡng an toàn. Trong trường hợp vượt quá giới hạn cố định thì van sẽ hoạt động xả (giảm) giúp hệ thống được ổn định.

Kí hiệu

Van tràn và van an toàn

Phân loại

Van an toàn gồm rất nhiều loại khác nhau, nhưng thông thường chúng được phân ra hai loại chính là: Van tác động trực tiếp và van tác động gián tiếp.

Kiểu van tác động trực tiếp

Cấu tạo

Van tác động trực tiếp có cấu tạo gồm:

  • Thân van: Thường sử dụng các vật liệu có độ bền cao, chịu được áp suất lớn chủ yếu là gang, inox và đồng. Có phần kết nối với ống chính, ống cần giảm áp( Inlet ). Phần kết nối với ống, dẫn lưu chất xả ra quay lại nguồn ( Outlet ).
  • Lò xo: Đây là bộ phận tạo nên áp suất đẩy và giữ vai trò giúp đĩa van ở trạng thái đóng.
  • Nắp van: Được gắn với thân van, để đảm bảo lưu chất được kín bằng gioăng sẽ tạo nên 1 thân van hoàn chỉnh không rò rỉ.
  • Trục đĩa van: Nằm trong lò xo, vai trò chính của chúng định hướng sự di chuyển của đĩa van.
  • Đĩa van: Ngăn dòng chảy lưu chất, bằng cách bịt chặt đầu phun, dựa vào lực đẩy của lò xo.
  • Đầu phun: Được điều chỉnh khẩu độ bằng núm chỉnh đầu phun

Van tràn và van an toàn

Nguyên lý hoạt động

Van hoạt động theo nguyên lý dựa trên sự cân bằng lực tác động của những dòng ngược chiều nhau, hoạt động chức năng xả trực tiếp nhờ vào áp suất của đĩa van tác động lên lò xo, lên piston hoặc nút van.

Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả của van (áp suất xả là áp suất định mức được thiết lập bằng cách điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo) thì piston ở vị trí đóng hoàn toàn. Khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất xả định mức thì piston sẽ dịch chuyển và van an toàn bắt đầu mở, lưu chất được xả qua van tới khi áp suất đầu vào van hạ xuống trở về bằng mức áp suất xả định mức của van.

Kiểu van tác động gián tiếp

Cấu tạo

Van tác động gián tiếp gồm có:

  • Thân van: Cũng tương tự như cấu tạo của thân van tác động trực tiếp. Ngoài ra van tác động gián tiếp còn có thể vít ( núm ) điều chỉnh không nằm trên thân van, mà được gắn vào nắp van.
  • Lò xo: Tác động gián tiếp gồm có 2 lò xo: 1 lò xo chính và 1 lò xo điều chỉnh – dùng khi áp suất vượt quá áp suất.
  • Nắp van: Trên nắp thân van có gắn vít ( núm ) điều chỉnh, chúng được dùng để điều chỉnh lưu chất khi áp suất trong hệ thống mới vượt qua áp suất thiết định ban đầu.
  • Trục đĩa van: Được dùng để định hướng chuyển động của piston
  • Đĩa van: Khi áp suất cao, đĩa van được lò xo nâng lên để xả lưu chất. Ngược lại khi áp suất thấp, lực của lò xo đóng đĩa để van về trạng thái đóng nhanh chóng. đĩa van thay bằng piston

Van tràn và van an toàn

Nguyên lý hoạt động

Van tác động gián tiếp được ứng dụng trên nhiều hệ thống có áp suất trung bình ở mức độ cao với cấu tạo chính gồm cả van chính và van phụ để hỗ trợ xả áp suất theo dây chuyền

  •  Khi áp suất dòng chảy lưu chất nhỏ hơn áp suất xả định mức thì bộ phận piston sẽ đóng, ngăn chặn tình trạng môi chất chảy ra bên ngoài
  • Ngược lại khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất xả ra thì piston chuyển động nén lò xo lại và mở đĩa van, cho phép xả dòng môi chất ra ngoài.
  • Áp suất khi được xả về ngưỡng cài đặt ban đầu thì dừng và trở về trạng thái ban đầu và quá trình này được diễn ra liên tục.

Ứng dụng

Van an toàn đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chúng được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp để hạn chế tình trạng áp suất quá lớn có thể kể đến như:

  • Sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống và dược phẩm, nhưng công việc đòi hỏi điều kiện vệ sinh.
  • Sử dụng trong nhà máy điện, nhà máy hóa chất, lọc dầu, ngành nghề chữa cháy.
  • Trong các ngành khai thác dầu khí, được sử dụng phổ biến trên các giếng dầu ngoài trời.

Van tràn

Định nghĩa

Van tràn là thiết bị dùng để điều chỉnh áp suất đầu vào của van, thông thường van tràn được gắn ở ngay cổng ra của bơm chính. Thiết bị dùng để kiểm soát và giới hạn  áp suất đầu ra sau bơm. Khác với van an toàn luôn ở trạng thái đóng và chỉ mở khi lực gây ra bởi áp suất đầu vào van lớn hơn áp suất định mức gây ra bởi lò xo. Thì với van tràn luôn ở trạng thái mở.

Van tràn thủy lực không làm áp lực của hệ thống mất đi mà giám sát giữ áp suất không đổi tại đầu vào. Van tràn là thiết bị được sử dụng đối với mạch thủy lực điều khiển bằng van tiết lưu. Vì van tràn luôn mở nên van tràn không cần các các thiết bị triệt tiêu rung như van an toàn.

Kí hiệu

Van tràn được kí hiệu như sau:

Van tràn và van an toàn

So sánh van tràn và van an toàn

Van tràn và van an toàn đang là thiết bị được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để lắp đặt trong hệ thống. Tuy vậy hai loại van này cũng có những điểm khác nhau về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động có thể kể đến như:

Điểm chung

Một đặc điểm chung của sản phẩm van này đó chính là chúng đều thuộc nhóm thiết bị điều chỉnh áp suất đầu vào của van.

Điểm khác nhau

Bên cạnh đó 2 loại van này có những điểm riêng nổi bật có thể kể đến như:

Về nguyên lý hoạt động:

  • Van an toàn: Chỉ mở khi áp suất tại nhánh lắp van đạt áp suất định mức
  • Van tràn: Trong khi đó van tràn luôn ở trạng thái mở, liên tục rót chất lỏng về thùng chứa để đảm bảo áp suất giữ độ ổn định, không đổi tại đầu vào của van.

So sánh van tràn và van an toàn

Về mặt cấu trúc:

  • Van an toàn: Để van làm việc đạt hiệu quả với áp suất định mức đã thiết lập thì phần tử khóa phải đảm bảo bít kín đế khóa. Chính vì vậy chi phí để gia công bề mặt khóa và đế khóa van an toàn cũng khá cao.
  • Van tràn: Ngược lại với van an toàn thì van tràn luôn ở trạng thái mở nên yêu cầu trên là không cần thiết.

Từ những thông tin trên có thể thấy rằng van tràn có cấu trúc đơn giản hơn so với van an toàn nhưng hiệu quả làm việc vẫn luôn ở mức ổn định.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản cũng như sự khác nhau về 2 sản phẩm van an toàn và van tràn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức cũng như hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của 2 dòng van này để có thể nâng cao an toàn khi làm việc cũng như khai thác chúng đúng cách để đạt năng suất hiệu quả làm việc như mong muốn. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của Thủy Lực Khí Nén D&S nhu: bộ nguồn thủy lực, van thủy lực, van điều áp, bơm thủy lực, van điều tiết,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Một số sản phẩm của chúng tôi

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại 0979.436.075
Gọi điện thoại Chát Zalo
Gọi điện thoại 0979.436.075